Sulfonylurea một trong những thuốc phổ biến nhất cho ĐTĐ týp 2 ĐTĐ không phụ thuộc ínulin |
Insulin thuốc bắt buộc dùng cho ĐTĐ týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc ínulin) cũng dùng cho ĐTĐ týp 2 trong một số trường hợp do BS quyết định |
Hỏi
: ĐTĐ có thể
chữa lành được không ?
Trả
lời : Khoa học hiện nay chưa
tìm được phương pháp hoặc loại thuốc nào chữa khỏi rứt ĐTĐ mà chỉ giảm nhẹ bệnh ở mức độ chấp nhận được.
Điều trị ĐTĐ đúng cách giúp bệnh nhân có sức khoẻ và có thể làm việc như người
không có ĐTĐ ; có thể tham gia mọi sinh hoạt xã hội-văn hoá, thi đấu thể dục
thể thao. Công việc làm và mọi sinh hoạt của bệnh nhân nên được lời khuyên của
bác sĩ.
Chúng
ta cần cảnh giác trước các lời khoe khoang
thuốc này hay thuốc kia chữa khỏi hoàn toàn bệnh ĐTĐ. Điều này hoàn toàn sai,
không có cơ sở khoa học.
Hỏi
: Đã điều trị thời gian tương đối dài nay thử ĐN (-) nhiều lần vậy có thể coi
là đã khỏi bệnh và không cần điều trị nữa không ?
Trả
lời : ĐN (-) khi thử nước tiểu không phải là đã hết bệnh (xem ở
trên). Đối với ĐTĐ típ 2 có khi do điều trị , hoặc lý do chưa rõ nên ĐH bình
thường và không có ĐN trong thời gian ngắn hay dài. Đó chỉ là thời kỳ lui bệnh. Đừng sai lầm cho là đã
khỏi bệnh mà phải tiếp tục theo dõi ở các cơ sở y tế. Nhiều bệnh nhân vì ngộ
nhận đã bỏ không theo dõi, không theo lời dặn của bác sĩ nên dễ bị các biến
chứng nặng hoặc nguy hiểm đến tính mạng vì sai lầm của mình.
Hỏi
: Chỉ dùng chế độ ăn kiêng không dùng thuốc có được không ?
Trả
lời : Bất cứ người nào có ĐTĐ, dù là típ 1 hay típ 2, đều phải
ăn kiêng. Người có ĐTĐ típ 2 mà ĐH ổn định bằng ăn kiêng không cần dùng thuốc
chỉ chiếm 1-5%. Còn tuyệt đại đa số phải dùng thuốc kèm theo nếu sau 3 tháng ăn
kiêng mà ĐH vẫn cao.
Đối
với ĐTĐ típ 1 thì phải chích insulin là bắt buộc.
Hỏi
: ĐTĐ nên dùng thuốc gì ?
Trả
lời : Phải tuỳ theo ĐTĐ típ 1 hay típ 2.
Đối
với típ 1 dùng insulin là bắt buộc vì không chích insulin sẽ bị hôn mê nhiễm
axit-xêtôn có thể chết người.
ĐTĐ
típ 2 dùng một hay nhiều loại thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. ĐTĐ típ 2
có khi cũng phải dùng insulin như khi bị bệnh nhiễm khuẩn, có thai và cho con
bú, bị suy gan hay thận, hoặc khi đã phối hợp nhiều loại thuốc uống mà ĐH vẫn
cao. Insulin dùng cho ĐTĐ típ 2 có thể là tạm thời hay vĩnh viễn tuỳ trường
hợp.
Hỏi
: Khi có ĐTĐ có bị cấm tập luyện thể dục thể thao không ?
Trả
lời : Không. Người ta còn khuyến khích nên vận động thể lực đều
đặn. Tăng vận động thể lực gíúp cho ĐH ổn định hơn, chất béo (lipid) trong máu
cũng ổn định hơn. Có nhiều vận động viên đẳng cấp olympic, hay thế giới trong
nhiều bộ môn (bóng đá, tennít, v..v) có đái tháo đường nhưng được chăm sóc chu
đáo.
Nên
hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Hỏi
: ĐTĐ có biến chứng thì điều trị thế nào ?
Trả
lời : Biến chứng ĐTĐ có thể là
-
Cấp tính : hôn mê tăng ĐH (nhiễm
axit-xêtôn hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu), hạ ĐH. Cần cấp cứu kịp thời không
sẽ nguy đến tính mạng.
-
Mãn tính :
·
Tim mạch : nhồi máu cơ tim, tai biến
mạch máu não, tắc động mạch chân dẫn tới hoại tử phải cắt cụt bàn chân.
·
Thận : suy thận mãn
·
Mắt : viêm võng mạc (màng ở đáy mắt)
v…v
Các
biến chứng mãn tính có loại gây tử vong cấp (biến chứng tim mạch), nhưng phần
lớn là gây tàn phế ảnh hưởng lớn đến đời sống như : mù loà, suy thận, phải cắt cụt chân. Các biến
chứng này phải được các bác sĩ theo dõi và điều trị, nếu cần nên vào điều trị
tại các bệnh viện chuyên khoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét