Translate

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Quán Mụ Béo và Ông Phá xang





Mụ Béo với quán giải khát cũng mang tên “ Mụ Béo ” ở đầu đường Lê Thái Tổ gần xế với nhà Thủy Tạ phía bên kia đường . Bây giờ ở đất Mỹ này , những phụ nữ to béo mập mạp như Mụ Béo là chuyện thấy thường ngày không có gì là lạ . Nhưng vào thời kỳ đó , ở Việt Nam , hình dung béo tốt như Mụ Béo là một hiện tượng khác thường . Đặc biệt nữa là Mụ Béo có cô con gái ( một hay hai cô , tôi không nhớ rõ ) cũng có tướng tá dáng bộ giống gần như mẹ , thường thấy đứng bán hàng . Quán Mụ Béo vào đầu thiên niên kỷ mới đã được du khách ngoại quốc biết đến tên tuổi . Có một bài viết về Hà Nội của một ký giả ngoại quốc nào đó đã nhắc đến cái tên gọi là “ The Fat Lady ” . Có lẽ đây phải là bà " Jr Fat Lady " nối nghề của mẹ chứ cụ " Sr Fat Lady " tới năm tháng này hẳn đã đến thời quy ẩn trong tuổi xế chiều , hoặc không còn trên cõi đời này nữa …

Anh Tàu bán thịt bò khô mà địa điểm hành nghề lúc nào cũng ở bên hông cửa hàng kem Hồng Vân , trên cao trông xuống quán Mụ Béo ở phía nam bên dưới và xa xa về hướng đông nam là khu đền Ngọc Sơn cây cối um tùm . Anh Tàu này có thân hình cao và gầy guộc , lúc nào cũng bận bộ áo cánh quần dài màu đen . Anh ta bán mỗi đĩa một đồng , thịt bò khô trộn với đu đủ bào mỏng pha với một thứ nước mắm chua ngọt cay cay . Hầu như lúc nào cũng có hai ba người , phần lớn là học sinh , đứng chung quanh , ăn xong xuống quán Mụ Béo ngồi ngắm phố phường , uống cốc nước chanh đá thì tưởng không gì thú vị cho bằng .

Cuối cùng là ông Tàu già bán lạc rang ( còn gọi là phá-xa ) , mùa hè cũng như mùa đông , lúc nào cũng quanh quẩn ở bên tháp Hòa Phong . Ông Tàu này già hơn và mập mạp hơn anh Tàu bán thịt bò khô , đeo trước bụng một cái thùng thiếc có bao quanh bằng một lớp vải bông để ủ giữ cho lạc lúc nào cũng ấm . Cũng với giá một đồng một múc bằng cỡ một vốc nắm tay , cái thứ lạc trộn húng lìu được rang lên , hột lạc tròn và đều nhai dòn tan . Vào những chiều đông lạnh , ông Tàu già này đứng tránh gió trong lòng tháp , nhưng khách hàng quen thuộc vẫn biết để dễ dàng tìm ra . Năm 1957 , ở Sài Gòn , một lần tôi trông thấy ông Tàu già bán lạc rang này đang lang thang trên đường Lê Văn Duyệt trông sang cửa vườn hoa Tao Đàn phía bên kia đường . Không thấy ông đeo cái thùng thiếc trước bụng nữa , và trong Nam trời nóng quanh năm , hẳn ông không còn bán cái thứ quà chỉ thích hợp với khí hậu Hà Nội mà thôi . Tôi không bao giờ gặp lại ông Tàu gìa này nữa , cũng như không còn thấy lại anh Tàu bán thịt bò khô mà tôi đã ăn không biết bao nhiêu lần ! . Tôi không khỏi ngậm ngùi mỗi khi nghĩ đến :


Những người muôn năm cũ ,
Hồn ở đâu bây giờ ?

( Thơ Vũ Đình Liên ) 


Nguồn : Hà Nội : 1948-1954 , những năm tháng cũ. 
Blog ĐỖ VĂN MINH




TRIẾT TỰ


TRIẾT  TỰ
Long chăn dê,
Mất dê.
Về nhà đội nón,
Cầm que
Đi tìm.
 Nguồn : Sưu tầm thời học sinh

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

AI BẢO CHĂN TRÂU LÀ KHỔ !






Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ ! Đầu tôi đội nón mê như lọng tre, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thành thơi vui thú, tưởng không có gì sung sướng cho bằng !

Trích : Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

TIẾNG ĐỊCH SÔNG Ô – PHẠM HUY THÔNG



Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh,

NGƯỜI ĐI BUÔN THẬT THÀ



Anh Thương, từ khi đậu được bằng Việt Nam sơ học rồi không học nữa ở nhà coi hàng giúp mẹ. Sau đi làm công cho một cửa hàng to để học nghề buôn bán, khi đã sành nghề rồi, anh ta mới về mở một cửa hàng buôn bán tạp hoá.

Anh ta đi buôn, biết lấy điều cẩn thận, thật thà làm đầu. Tuy thấy hàng hoá bán chạy, có nhiều người đến mua nhưng không bao giờ anh ta giở trò gian ngoa để tham lấy nhiều lợi. Các bạn hàng thấy vậy, ai cũng tin bụng thật thà của anh Thương, mà đến mua rất đông. Bởi vậy cái cửa hàng của anh ta phát đạt và thịnh vượng lắm.

Giải nghĩa: Bằng Việt Nam sơ học: bằng của những học trò học hết bậc sơ đẳng ra thi và đủ điểm để được cấp phát. Bậc sơ đẳng, ngày xưa, là bậc tiểu học bây giờ. Thời Pháp thuộc, học xong sơ đẳng, nhiều người đã lớn tuổi. Tạp hoá: hàng nhiều loại. Gian ngoa: có hành động hoặc lời nói không thật để lừa người mà thu lợi cho mình. Phát đạt: tiến triển tốt, càng ngày càng thu lợi nhiều.


Nguồn : sách Quốc văn giáo khoa thư (lớp Đồng ấu)
Sưu tầm từ Internet

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

TÌNH NGHĨA QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ


  - Từ đây tới nhà ông Trần Văn Có gần hay xa vậy thầy?
    Thầy xã trưởng đáp:
    - Ở xóm Cà Bây Ngọp