PHỞ HN
Thạch
Lam
Sao bằng ra đầu phố
ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt?
Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội
không có đâu làm nhiều, thì nuớc dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát,
thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, và hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon
hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn thêm bát thứ hai. Và
anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng
đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấu hiệu để gọi tên
anh cho dễ nhớ: anh phở trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao ... và
dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về "ông không ăn mà chết đòn".
Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải
chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả
suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta
ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tối.
Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở
bán ở hiệu. Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng
nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố Ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v ...
Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm
lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được
"hương vị xứng kỳ danh" nữa. Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm
lại một lượt xem sao? Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn,
chát, chua, cay đấy.
Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ
đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một
bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng cây. Cái quyền bán hàng
đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người
ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi
quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà
thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn
ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm
tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thỏang
nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn
mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có saÜn sàng.
Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ
trong quảng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nuớc phở, ta
thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy
y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng
trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng
kính.
Phụ Thêm Vào Phở
Nói về phở, tôi còn
quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt
đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ là vị
phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh.
Có người khác rụt rè hơn, chỉ thay đổi một vài thứ gia vị người thì thêm vị húng lìu (như gánh phở phố Mới hồi năm 1928), kẻ thì thêm dầu vừng và đậu phụ. Họ mệnh danh cái phở như thế là phở cải lương.
Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào.
Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.
Có người khác rụt rè hơn, chỉ thay đổi một vài thứ gia vị người thì thêm vị húng lìu (như gánh phở phố Mới hồi năm 1928), kẻ thì thêm dầu vừng và đậu phụ. Họ mệnh danh cái phở như thế là phở cải lương.
Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào.
Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét