Đời sống đô thị
cần đáp ứng mọi nhu cầu từ lớn đến nhỏ. Có cái tưởng là nhỏ (tiểu tiện) mà không nhỏ chút nào.! Người nào cũng đã có trải nghiệm về một lần mắc tiểu nào đó tưởng như không thể nín được, và cái cảm giác khoan khoái không thể tả khi được giải thoát. Khổ nhất cho những phụ nữ cần nơi kín đáo và những ông già bị rắc rối với chứng u xơ tiền liệt tuyến.
cần đáp ứng mọi nhu cầu từ lớn đến nhỏ. Có cái tưởng là nhỏ (tiểu tiện) mà không nhỏ chút nào.! Người nào cũng đã có trải nghiệm về một lần mắc tiểu nào đó tưởng như không thể nín được, và cái cảm giác khoan khoái không thể tả khi được giải thoát. Khổ nhất cho những phụ nữ cần nơi kín đáo và những ông già bị rắc rối với chứng u xơ tiền liệt tuyến.
Nói thì chẳng ai để ý
mà “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Bao giờ các thành phố, các điểm du lịch
mới quan tâm tới nhu cầu chính đáng này để xây dựng các nhà vệ sinh công cộng
(VSCC) nói gọn là vệ sinh (VS) cho du khách, hay đơn thuần là người qua đường.
Nói của đáng tội cũng có nhưng số lượng không đáp ứng được nhu cầu. Có lần tôi
nghe trên đài phát thanh nước ngoài nói là phụ nữ Úc rất ngại đi du lịch đến
các nước đang phát triển vì “nhiều thứ sợ” trong đó có nỗi sợ không có nhà VS.
Còn kinh nghiệm bản thân thì đã có lần suýt phát khóc khi đi thăm lăng tẩm ở
Huế mắc tiểu nín đến nhăn nhó mặt mày mà không có nhà VS. Bí quá đành… liều
chạy ra một gốc cây vắng…May mà lúc đó không có ai đi qua ! Chả bù lúc
thăm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh anh em nườm nượp rủ nhau vào nhà vệ sinh và nói
đùa với nhau nhà VS của Hoàng đế “chắc 5 sao” , phải khác của thường dân chứ.
Mà không phải chỉ có một chỗ mà họ bố trí ở nhiều nơi thuận tiện : chỗ bán
vé, chỗ chờ v…v. Thế cũng chưa bằng ở Nhật hiện nay có những nhà VS tự động
thực hiện các động tác chùi rửa với vòi nước nóng lạnh mình không phải
động tay . Và tất nhiên chỗ nào cũng có nhạc êm dịu du dương khỏi chê.
Nhu cầu vệ sinh là một
nhu cầu tự nhiên hết sức cần thiết. Khi xây dựng đô thị nhất thiết không được
bỏ qua nếu muốn tránh những ông “tướng lên đài”. Chả biết khi đó dân số Paris
là bao nhiêu (năm 1834) nhưng ông Quận trưởng đã cho xây dựng tới 478 điểm
VS trên các hè phố. Các nhà VS này cũng sơ sài, nhưng có vách ngăn
cho kín đáo dù vẫn để hở phần ống chân, nhiều nơi có trang bị vòi nước chảy để
khỏi bốc mùi. Các nhà VS này được đặt tên là Vespasienne (vét-spa-diên) sử dụng
miễn phí ; mãi đến 1980 mới có thu phí như sau này sẽ nói. Ở đây chỉ nói
đến các nhà VS hè phố mà không kể đến các kiểu nhà VS khác. Nhưng các
vespasienne chỉ dành cho nam giới.
Tên
Vespasienne này không liên quan gì đến xe sì-cút-te Vespa mặc dầu người quen dùng
tiếng Pháp tưởng đó là danh từ để gọi người nữ cưỡi xe Vespa ; thực ra tên này
được đặt theo một sáng kiến của một hoàng đế La mã tên Vespasien. Ông này đặt
ra một thứ thuế đánh vào những người thợ nhuộm đi thu gom nước tiểu để tẩy các
chất mỡ ở vải, len v…v thì khi nhuộm màu mới bắt.
Khi bị chế nhạo vì thu
thứ thuế này hoàng đế La mã đã trả lời “tiền không có mùi” và
câu nói này đã trở nên một câu cách ngôn nổi tiếng.
Các
vespasienne tồn tại hơn 100 năm (1834-1980) nhưng nhược điểm của nó là chỉ dùng
cho đàn ông và dù có nước chảy liên tục nhưng vẫn còn mùi hôi; phải đến năm
1980 mới được thay thế bằng một kiểu mới gọi là sanisette (sa-ni-sét) có thể
dùng được cho cả nam và nữ.
Thời
gian đầu người ta cũng có ý lo lắng khủng bố có thể đặt bom trong các sanisette
thì tai họa sẽ rất khủng khiếp như một quả bom thực sự. Nhưng lo lắng này tỏ ra
không có thực nên sau đó tiếp tục ra đời các thế hệ sanisette thứ hai và v…v
cho đến ngày nay
Mai Thế Trạch
Tháng 3-2010
Một
vespasienne tại Paris
Vespasienne
ở Vigo (Tây Ban Nha)
Vespasienne
ở Bỉ
Sanisette
thay thế cho các vespasienne cổ lỗ và hôi hám
Sanisette
thế hệ 2 có thể
dùng
cho cả người khuyết tật. Các sa-ni-sét kín đáo, rộng rãi người khuyết tật có
thể sử dụng được và không có mùi hôi. Lúc mới xây dựng giá sử dụng là 1 franc,
nhưng từ 2006 hoàn toàn miễn phí tại Paris. Người ta dự tính xây khoảng 400
sa-ni-sét tại Paris vào năm 2010.
Dù
các nhà VS có tiến bộ đến đâu cũng không thể hồn nhiên và sung sướng như
em bé này được :
Tượng
Manneken-Pis (Jerôme Duquesnoy l’Ancien 1570-1641)
Đây
là biểu tượng của thủ đô Brúc-xen (Bruxelles) nước Bỉ. Lịch sử và ý nghĩa pho
tượng này ta không bàn đến ở đây. Chỉ biết là trong những ngày hội lớn người ta
thường cho em bé “tè” ra bia, có khi là rượu vang nổi tiếng nữa. Mọi người chen
chúc hứng uống lấy khước !!!
Cầu tiểu (Nha Trang) không rõ hình chụp thời gian nào ? theo
Điền Vương FB.
Mai Thế Trạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét