Translate

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

CHUYỆN CHỊ H. HAY THĂNG TRẦM CỦA MỘT CÔ DÂU VIỆT TẠI MAROC !!!



Bà nội tôi, gốc ở Nghệ An 
có một người chị dâu, trong gia đình gọi là “bà Nghệ” vì cũng quê ở Nghệ An. Bà này thỉnh thoảng có ra Hà Nội chơi khi gia đình tôi sống ở phố Hàng Ngang. “Bà Nghệ” có người cháu ruột tên là Huệ sau này cũng ra làm việc ở hiệu Lợi Quyền một thời gian. Sau này chị đi lấy Tây (lính) không làm ở Lợi Quyền nữa  ; mãi sau 1954 chị lấy một hàng binh người Marốc và theo chồng về Marốc. »
Ở đây , tôi xin kể tiếp đời sống của Chị Huệ (H) , thời gian gặp gỡ vợ chồng Chị tại Maroc ; sống tại đó ; đến khi  hồi hương giữa thập niên 80-99 ; rồi mất tại  quê hương , Việt-Nam

1…
Chị Huệ
1)Thời còn trẻ :
- tôi vẫn  hình dung được Chị Huệ (có tên nữa là Tuyết) khi còn trẻ ;
  _ Chị thường ăn bận « tân thời » : quần trắng , áo thời-trang , tóc uốn quăn (« phi dê ») ; đeo đồ trang sức     bằng đá quí hay vàng , bạc ; đi giầy cao gót
_Chị luôn luôn cười , để lộ hàm  răng cạo trắng, nhấp nhánh một hai cái bằng vàng, một cách diện khi xưa.
 Nhưng tôi còn nhớ mãi cái giọng trọ trẹ đường trong , tiếng Nghệ mà chúng tôi bắt chước mãi không được
-hình như Chị  chiều chúng tôi lắm, hay dấu người lớn cho ăn quà, và thường bênh chúng tôi khi bị mắng...
 -Chị qúi anh em chúng tôi ,nhưng thích nhất cô Đoan và sau này còn nói với tôi là «...ước vọng của Chị là khi về hưu được sống lúc già với gia đình cô Đoan ; gíup đỡ và săn sóc các cháu...»
tiếc thay chuyện này không thành !
_Chị cũng không làm việc lâu phố Hàng Ngang và nói là thich đi buôn bán riêng : hình như làm quán bán nước giải khát cho Quân đội Pháp (?). Sau này Chị bảo là « nghề này dễ lắm : chẳng vốn liếng gì cả , chỉ nhận hàng rồi bán lại. Khách lúc nào cũng đông !» cũng đừng quên là phải có duyên như Chị mới làm việc dễ dàng(!)
_khi lên Hà Nội ,Chị thường hay đi cùng  và giới thiệu với gia-đình chúng tôi một vài cậu lính trai : lúc thì Pháp , khi thì Đức , có khi cả người Ả Rạp , ít khi thấy người da đen (?!). Những khi ấy thì Mợ -mẹ chúng tôi- bực mình  lắm . Tiếp đãi sơ sài , Bà chỉ mong Chị rời đi ngay. Bà sợ bà con hàng xóm bàn tán hay con cháu bị ảnh hưởng. Nhưng cũng nhiều khi Mợ thương Chị , bỏ qua đi ...

Khi sống ở Ma roc :
nhưng cũng chính nhờ Mẹ tôi mà Chị biết- vào hồi  thập niên 1970-75 ,là tôi đang sống và làm việc tại Ma Rốc . Sau này Chị kể là trước khi rời Việt Nam , Chị có đến giới thiệu người chồng (cuối cùng) và từ-biệt gia đình ,thì Mợ  nói là nếu đến Rabat , thì sẽ gặp em đang sống ở đó ».
Cho nên một hôm tôi ngạc nhiên nhận được bức điện-tín ,tiếng Việt không dấu, cho biết sự «hồi hương» của Chị và chồng và hy vọng sẽ gặp. Thế rồi một tối ,khi đi làm về, tôi thấy trước cửa nhà nhiều hành lý bừa bãi, nào là va li  , nào là bọc vải ...dưới sự ngạc nhiên của người láng diềng xúm quanh xem , nghe ngóng.
Thú thật khi mới gặp lại, tôi không nhận ra được Chị (!) . Thời gian và khoảng cách đã đem tới trước mặt tôi một bà già đen đủi , hốc hác...ngay cả tiếng chào  giọng Nghệ cũng không  làm tôi hình dung được người giúp việc duyên dáng phố Hàng Ngang ngày ấy...Rồi một giọng nói  (Việt?) của một người đàn ông to lớn đi theo, cũng làm tôi hoang mang , không hiểu gì cả (?) . Chị H cười , giới thiệu : «  đây là Buđali (BDL), chồng chị đấy! ».  Chị em mừng lắm.
Chị H nói là đương đợi trợ cấp của ông «Hà Sang Hai« (?!)-(Hassan Đệ Nhị, quốc vương Ma-Rôc khi ấy)- khi được sẽ thoải mái hơn.Tôi bảo cứ yên trí ,ở lại,đất khách , quê người , gặp nhau nơi xa lạ ,là qu’i .Nên hai người ở lại chơi với tôi một thời gian.
It lâu sau ,  hè 1971 , có một cuộc nổi lọan : một nhóm sỹ quan trẻ muốn lật đổ ông vua Hassan II ,và tấn công nhà Vua và quần thần , khách khứa ;nhân ngày Sinh Nhật của Ông ,ở một biệt thự nghỉ hè gần biển ;
nhưng không thành.Tình hình bất yên trong it lâu .
Đến năm sau,1972,  lại có  đảo-chính khác : lần này một nhóm sỹ-quan không-quân muốn bắn vào máy bay của Hoàng Gia khi họ bay qua biên giới Tây Ba Nha – Ma Rôc (nhưng lại không thành!). Tôi nhớ là cùng Chị H lên sân thượng xem máy bay của nhóm bạo động oanh tạc xuống hoàng cung...
Nhưng tình hình lại yên ngay và chị H và BDL lại đi , về thăm tôi luôn.

Cũng phải nói là thời gian này, tôi vừa tới Rabat làm việc. Lương thực-tập cũng chẳng là bao, lại thêm hai cuộc đảo chính , công việc it...Tuy vậy tôi thuê được một căn nhà rộng rãi ,nhiều buồng ,mặc dầu tình hình kinh tế khó khăn. .Giường chiếu sơ sài , bàn ghế chẳng có gì cả ,trừ mt tủ lạnh do người chủ cũ để lại ( chị H. Còn y’ thức là : «tủ lạnh của em luôn luôn chẳng có gì cả ! »)
Năm 1973 , tôi về Pháp lấy vợ ; và khi trở lại Rabat , có làm môt bữa cơm tiếp tân gần tất cả cộng đồng người Việt tại đây. Chị H và chồng cũng được mời . Hôm đó chị  diện lắm : đeo vòng vàng , mặc áo gấm.., đi giầy hài (?) mất cả vẻ quê mùa mấy năm trưc ; còn BDL say rượu tơi bời... làm chị H rất bực mình.
Lúc say rượu , ông vui lắm , kể một chuyện này đã xẩy ra với chính ông khi ở chiến khu Việt Bắc :
_ một đêm ông đi câu tình cờ ... gặp hổ ! May vì say bí tỉ ,  ông chẳng sợ gì cả , nói chuyện với hổ bình thường và xin hổ ...tha cho ( tôi già rồi , ăn không ngon đâu !..). nên thoát chết !
Tôi nghĩ chắc là mùi rượu nồng nặc có it nhiều hiệu nghiệm về chuyện này (chẳng biết có thật hay không ?)

                Thời gian trôi , ...các con trai tôi  lần lượt ra đời , chúng tôi vẫn sống tại Rabat , Ma Roc...
 Bây giờ hai người cũng đỡ vất vả : có công ăn việc làm , có c nhà ở , sung túc lắm ( xem khúc dưới) . Nếu ông bà không lên chơi Rabat-( BDL rất thích được chở xe đi dạo chơi thành phố ; còn bà H thích làm các món ăn Việt truyền thống ,chiều cả nhà)-thì chúng tôi , trong những ngày nghỉ, đến thăm họ ở Beni Mellal   một nơi cao ráo , khí hậu tốt , cách Rabat vài trăm cây số phía đông –bắc.Nơi mà chính quyền cho phép họ định cư.
Tôi nhớ mãi một « Lễ Cừu » (của Hồi Giáo , kỷ niệm việc Ibrahim giết cừu –thay con-để dâng Chúa)  , chúng tôi tới nhà đó bằng xe hơi : một căn nhà kiên cố giữa núi đồi (chi tiết ở mục sau ) .Hôm lễ , các cháu tuy không giám xem BĐL cắt cổ con cừu , nhưng rất thích thú được thấy  BDL lột da cừu sau khi giết:ông thổi phồng vào các khe hở cắt tại các khuỷu chân cừu;rồi mạnh tay  lột da, kêu rôm rốp...Da này làm thảm để qùy cầu kinh hay là để treo làm trang trí trên tường.Bây giờ kể qua về những món ăn thường làm ngày ấy (vì những món này không giữ được lâu) :
-sau khi bị lột da , con cừu được treo lên cho máu chảy hết (gọi là “hallal”) ; món ăn đầu tiên là các bộ gan , cật , được bọc một thứ mỡ tràng nhạc để nướng ; sau đó mới làm thịt nướng hay thịt hầm . Nhóm lửa thì người ta buộc vải quanh cây nến ; chất củi nhỏ chung quanh để làm nhóm ; rồi mới đổ than chung quanh. Da thì treo gần đó để mùi mỡ dính vào cho thơm (?!) . Chị H. Rất sợ chuyện này (!)
Cuộc đời có thể lặng trôi như vậy (ông bà gần tìm được không khí đầm ấm một gia đình nhỏ trong tình cảm nơi xứ lạ)...cho đến khi- vì một bệnh hiểm nghèo đến sức khỏe của cháu Nam ( một cục u ,ung-thư ác đè trong óc)khiến- chúng tôi phải bỏ tất cả công việc-tuy đang phát triển tại Rabat- để thu xếp về Pháp chữa trị cho cháu , vì chán ngán . Và còn dự định sẽ không trở lại Rabat nữa ! Dĩ nhiên là vợ chồng Chị rất buồn .
Chị H. Cũng muốn đi theo luôn ; nhưng tôi nói là « ở với ai cũng phải có tình , có nghĩa , Chị về đây , có địa vị như ngày nay , một phần cũng nhờ  Bu Đa Li đã đưa về ( xem đoạn sau) ; vì vậy nên ở và phụng sự Ông cho tròn bổn phận ; Chị chỉ có thể rời Ma Roc khi Ông sẽ không còn nữa !» . Chị nghe cũng phải , nên không đòi đi nữa ... Rồi cuối cùng , sau khi ông này mất (vì già thôi) Chị cũng có sang PaRis it ngày thăm chúng tôi và tỏ ý định muốn trở về Việt Nam . Chị nói là bây giờ Anh trai của Chị, tên Quế mất đi-hy sinh vì kháng chiến-có để lại vợ , và hai con (1trai ,1gái) và họ cần Chị giúp đỡ !
Tôi khuyên Chị nên tạm xin phép về thăm gia đình độ 6 tháng xem  xét tình hình .Mà nếu đi cũng nên để lại tiền, hay đồ quí giá chúng tôi giữ hộ.Chị không nghe và nhất định thu xếp để hồi hương vĩnh viễn bỏ lại tất cả (những gì) đã gây dựng ở Ma Roc. Khi ấy là cuối thập niên 80, đầu 90...

Sau khi về Việt – Nam :
trước khi về , Chị H chuẩn bị tất cả chu đáo , hành lý , tiền bạc , đồ trang sức (mà tôi đoán là giữ trong mình như phần đông  các bà người Việt). Chị có vẻ hăng hái lắm ; tin tưởng là về VN , Chị có thể giúp ich cho gia đình người anh của Chị (chị dâu , và nhất là hai cháu trai,gái của Chị). Qua các thư chị viết từ VN cho tôi thì :_Mới đầu Chị  sống ở miền Bắc ,ít liên lạc với gia đình anh em tôi (khi đó cũng rất bận?); sau đó về sống it lâu với chị dâu và hai cháu trai và gái . Chị đã giúp đỡ họ cho đến khi người chị dâu chết (hình như Chị  không thuận với cô cháu nữa?) , còn người cháu trai đã lấy của Chị một số tiền lớn ( nói là để đi buôn , nhưng thật tình đã thua bạc , sạt nghiệp) . Những thư sau cùng thật là ai oán : chị nói là nhiều lúc Chị không còn cả tiền tem để viết thư cho chúng tôi.;còn các bạn tôi nhờ đến thăm thì nói là Chị ở trong mt tình trạng thật bi đát (!)...Sau nữa , qua thư từ tôi cũng đoán là chị bị bệnh quên-lãng-tủôi-già, lời lẽ , lý luận đã lệch lạc, khó đoán.Chị cũng nói là đã tự mua cho Chị một miếng đất dành cho phần mộ nếu có mệnh hệ gì .
Rồi một hôm tôi nhận được thư của cô cháu gái cho biết là Chị đã mất(!).Khi ấy giữa thập niên 1990-2000... Cứ theo lời thư của Chị thì mấy người cháu này không biết  ơn nghĩa là gì cả (!)

2.
tình hình hồi đó :
 _sau  chiến dịch Điện Biên Phủ ;một số hàng binh Bắc Phi ( Algérie,Maroc,Tunisie) còn ở lại, sống tại ViệtNam.Nhiều người lập gia-đình  , đã có con cái.Họ ở chung tại một nơi do chính phủ VN quản .
Rồi thì phần đông –thành phần Quân Đội Hàng Binh Ma Roc (và gia đình)- ngỏ ý  xin hồi hương .
Họ muốn được về ( Pháp,Ý,Đức ,TâyBaNha..) và đã có liên lạc, vận động với các chính phủ Âu Châu kể trên , nhưng it có kết quả tốt (được hồi hương và được trợ cấp).
Phía VN khuyên họ nên  thương lượng thẳng với những quốc gia mẹ – nơi đã sinh và trưởng thành- vì lý do an ninh ,để được an toàn : đừng quên những rắc rối (bị bắt , vào tù , hay qua tòa án quân sự) có thể xẩy ra cho hàng binh khi trở lại đơn vị các nước cũ. .Vì vậy có nhiều  móc nối nữa với các chính phủ Bắc Phi.
Mới đầu , chính quyền Vương Quốc Hassan II không chịu , nhưng với thời gian , họ bằng lòng nhận cho về :
một vì nhân đạo ; hai là để kiểm soát dễ dàng-những phần tử có kinh nghiệm chiến đấu ,và có thể có  những ý kiến đối lập –nếu về sống trên đất nước .

Trường hợp BDL cũng đặc biệt :
Ông là chiến binh tình nguyện , từ khi còn trẻ đã đi lính cho Pháp thời chiến tranh thứ hai chống lại Đức Quốc Xã .Đã bị làm tù binh của Đức ; sau khi được tha , lại tiếp tục đi lính cho Pháp ở Việt Nam , và làm hàng binh QĐ VN tại Điện Biên Phủ . Ông sống tại VN đã...24 năm , nói và hiểu tiếng Việt. Chính Ông đã bảo lãnh Chị H cho cùng về Ma Roc. Trước Ông , chị H đã có một đời chồng người xứ Algérie ,nhưng ông này không chịu đưa chị H về xứ. Còn BĐ L thì nhất định không về xứ nếu chị H không được đi cùng. Ơn nghĩa như thế đấy (!) .Về trợ cấp QĐ thì , sau 24 năm sống ở VN , Ông đã mất hết giấy tờ (chứng nhận thời gian bị làm tù binh Đức QX) vậy phải làm lại giấy tờ đòi Chính Ph Pháp (có lẽ lâu lắm và!?) ; còn đòi lương hưu trí QĐ Pháp-thời gian tại VN-thì dĩ nhiên không được : vì đã là hàng binh ĐBP !
Nhưng đừng quên sự xoay sở tháo vát tài tình của chị H (xem chi tiết)

thân phận những gia đình khác :
Cùng chuyến về này với ô/b BĐL.và H. Có nhiều gia đình khác .Phần đông là các phụ nữ Việt lấy chồng người Ma Roc và con cái (nghe nói có tới 300 người ).Thường   những người quê quán ở đâu thì được về đó-nếu ở đó đã có sẵn những đồn điền cũ nhỏ khai khẩn bởi những người ngoại quốc ( Pháp , TâybaNha , Ý Đại Lợi , Đức,vv)-nếu không thì được cấp đất ,hên xui như trường hợp BĐL và Chị H.
Chị H. Kể chuyện là khi máy bay qua HongKong, tất cả được tiếp đãi rất thịnh soạn : nơi ăn chốn nằm.
Chị nói là tất cả đều rụt rè về chuyện (không dám) dùng bồn tắm ,hay(còn) lấy phần vì đồ ăn quá nhiều ! )  _Giỏi nữa : thì chạy chọt , quen biết,mánh lới như vài trường hợp tôi đã gặp .
Sau  Chị H. Và BĐL , thêm một số gia đình những phụ nữ người Việt , chồng bản xứ mới hồi  hương đến thăm chúng tôi....Họ đến một mình ,từng cặp , hay có khi mang cả con cái tới.Suốt mấy tuần liền đều có khách khứa...Làm chúng tôi –ít khi được gặp những đồng bào như vậy – rất hoang mang , và bối rối trong sự tiếp đãi người đồng hương.
_những người này , chuyện rất lạ, là không thích nhau , cứ dòm ngó , sịt sẹt tố cáo lẫn nhau (?)
_ có mấy cô bé còn mách và gọi bà vú nuôi con tôi (một phụ nữ nông thôn bản xứ ) là « phát xit » (?!)
_ ngay Chị H và BĐL cũng có vẻ cũng không thích những người này và ngược lại, họ cũng chẳng ưa gì hai người , và không ngại lời chỉ trích.(!?). Tôi có cảm tưởng là có lẽ họ nghe phong phanh là  « ông bà BĐL có bà con ở Rabat nên đến thăm xem.. », ngoài vấn đề tình cảm , có được lợi lộc gì chăng ( !?)
 Có lẽ lúc đó, tôi tiếp đón không được chu đáo lắm (tình hình vất vả vì những lẽ đã trình bầy trên).
 Tôi nhớ :_có khi tất cả phải ngủ cả trên mặt sàn gạch ;may là Rabat khi ấy khí hậu nóng bức!) ;  nên dần dần họ cũng ít lui ti nữa ; rồi biệt hẳn tin tức.
Nói chung thì các gia đình phần đông ,tuy không may mắn như chị H. , nhưng ai ai cũng được trợ cấp chu đáo, có công việc , đất đai , làm ăn . Chỉ có là không biết quản lý di sản của mình, nên sa sút với tháng năm .
Về phía đàn ông Ma Roc , trừ ít người tôi gặp ,thì sống không được đứng đắn lắm:
_những người đã có ít trách nhiệm trong việc hồi hương này với bà con thì nay lại trở mặt : vì có học thức , họ liên hệ với giới cầm quyền để kiếm tư lợi cho riêng mình như trường hợp mt người tôi biết ở tỉnh K : ( hắn giữ hết giấy tờ giao-thông để ép duyên  mt cô đầm lai không cho về Pháp ,thật đáng thương !)
  _những người khác  lúc đầu còn chịu làm ăn , săn sóc gia dình  . Sau đó, dần dần  họ đâm lười biếng , không chịu làm việc , ruộng đất bán dần ; lấy vợ hai , vợ ba (có lẽ cũng vì Đạo Hồi Giáo cho phép), hay tại bây giờ mấy bà vợ Việt ,cũng  vì những hậu quả của chiến tranh , điều kiện sc khỏe ,có tuổi , già , xấu xí   ; chẳng  thiết gì về tình duyên ?Nhưngcác bà sống can đảm ,chịu đựng,nhẫn nại hầu chồng, nuôi con qua ngày .
 Thê hệ con cái :
 Hồi đó , tôi thấy giới thanh niên không xuất sắc lắm : học hành dang dở , ít người thành công , nhiều cậu
cũng đâm lười biếng ,ít người chịu đi học , làm những nghề kiếm tiền dễ ,  theo lối sống mới ...
Tôi nói như vậy vì đã có dịp giúp đỡ hai thanh niên người lai...Họ  không kiên nhẫn và bạc nghĩa.
Sau này , có lẽ giới mấy cô  thành công hơn : có  chuyện mấy chị em ở tỉnh Kh . Sau khi ông bố chết , bỏ lại bà vợ trẻ và nhiều con gái . Các  cô đã đi xa , lấy chồng , học hành đến nơi đến chốn, vẻ vang lắm .
Rồi còn chuyện mấy người con gái chung nhau mở tiệm ăn ở CasaBlanca , một tỉnh lớn , cũng làm nên , khá giả.  Sau này , lớp mới có lẽ khá hơn ; Còn hồi sống ở Rabat , tôi ít thấy chuyện làm ăn tốt như vậy.

[muốn hiểu thêm về cac gia đình này,xin đọc «Poussières d’Empire/ của Delanoé Nelcya/ nhà XB «PUF » PaRis/2002 ]

3.

ít hàng trên là để tưởng nhớ tới một người chị họ thân yêu,và ,rộng ra, bàn tới hoàn cảnh những đàn bà số phận như Chị H với nhiều đức tính tốt của phụ nữ Việt Nam :  chịu đựng ,  cần kiệm.
Nhân có ít nhan sc , ngay từ trẻ Chị đã  tự lập . Ngày ấy, là « me tây » , làm ăn kiểu « bia ôm »  là điều mà dư luận lên án .Làm sao để ấm no ? Nếu không có nghị lực phấn đấu...  tin tưởng vào mình ?
  Những năm ở Maroc, Chị có tài tảo tần , tháo vát:
_ không biết chị làm thế nào mà hai vợ chồng – khi được phép về ở vùng Beni Mélal , một nơi khí hậu cao ráo , trong sạch ; ngày trước ở đây có những đồn điền trồng cam nổi tiếng của Pháp- đã có công ăn việc làm (tuy nhẹ nhàng thôi). Chị H. Làm  việc giặt giũ trang phục , quần áo cho  các công nhân nam ,nữ ở đó.
_còn  BĐL được 1 chân gác kho trong  mt nhà máy làm đường ở B-M ( do nưc Đức tài trợ )  Lương bổng  tương đối khá .Ngoài công việc ấy, họ còn được cấp đất , nguyên liệu để làm mt căn nhà –theo cách xây cất dân gian ở vùng đó-dản dị , kiên cố. Hai người còn được thêm chủ quyền   một bằng lái xe taxi , đem cho thuê  hàng năm để thêm tiền tiêu.  Những khi di chuyển B-M _ Rabat , tôi chắc cũng mua bán được ít nhiều lợi tức cho mình và các bạn(?)
Những chuyện tiền bạc , không bao giờ Chị cho chúng tôi biết ; và ngược lại , tôi cũng chẳng hỏi Chị làm gì  ; nhưng qua cách sống của Chị (dản dị, dè sén) , cũng phải công nhận Chị là người dành dụm, tháo vát , « vượng phu ». Còn « ích tử »... ? thì nhân nói chuyện con cái :khi sống ở Ma Roc , Chị và BđL  đã nhiều lần nuôi vài ba cô con gái Việt lai ,nhưng khi lớn lên là bỏ đi , không sống với hai Ông Bà nữa.
(Chị than là chị cao số  , hiếm con !).
_Chị còn là người thức thời , có những quyết định nhanh chóng, hợp  tình, hợp lý :
_Chẳng hạn Chị đã tham gia vào chuyện «  Hành Trình Xanh » do Quốc Vương Hassan II đề xướng ra :
số là  khi ấy tình hình ở Ma roc không được tốt lành cho lắm :ở miền nam có sự tranh chấp đất đai ( các miền sa mạc ranh giới ,thuộc địa cũ của Tây Ba Nha) , mà ngày nay ba nước cùng đòi hỏi  là Ma Roc , Mauritanie và Algérie .  Một tổ chức Quân Đội kháng chiến tự xưng là « Polisario » được Algérie ngấm ngầm giúp đỡ)  đang tiến hành những cuộc quét càn du kích chống QĐ Hoàng Gia , gây rắc rối với cả Mauritanie...Vấn đề này đã được thông báo với Liên Hiệp Quốc nhưng chưa ngã ngũ. Thì đây : tướng Franco của Tây Ba Nha già và đưong bị đau ốm gần chêt . Nhân dịp này Hassan II đề xướng mt cụôc tiến hành (hòa bình thôi!)  tên là « Hành Trình Xanh » để lấy lại cho Ma roc một phần đất đai này.
« Xanh » đây là mầu tượng trưng của Hồi Giáo : ( Hồi Giáo đang chuyển động!) ; chứ không có nghĩa “kính trọng môi trường” như ta hay nghĩ ngày nay !. QV Hassan II đã làm hai điều lợi :
_với các nưc  (dành lại  đất đai trên danh nghĩa đứng đn)
_với dân chúng bản xứ (tạo công ăn, việc làm cho mt lô dân nghèo)  ;  Khôn khéo thế đấy !.
Chị H. Và BĐL. Rất vất vả (sức khỏe , điều kiện vệ sinh , bất an toàn )trong cuộc hành trình này ; nhưng rồi cũng về đến nơi đến chốn và đều được thưởng bội tinh...mở ca cho chuyện xin đòi vật chất sau này.
_ một điều mà tôi phục là trong hành trình khó khăn này , Chị vẫn luôn luôn tự hào là người  Việt ,
_Chị còn    lòng nhân ái như chuyện   ( nuôi nhiều con gái), nuôi, giúp đỡ gia đình người anh , các cháu
như đã thấy .
Như vậy là kết thúc cả mt cuộc đời trôi nổi của Chị ; lúc nào cũng lo nghĩ cho người khác nhiều hơn cho chính mình.Nhưng khổ thay , ngược lại , Chị không được sống yên ổn, trong tình thương , trong không khí gia đình.
Tôi tự hỏi là không biết Chị có được chôn cất trong miếng đất phần mộ, mà Chị đã mua cho chính mình đó  hay không ? Thời buổi này , tất cả những sự không hay đều có thể đến được.

Mai Thế Đức gửi cho blog Mai Trạch & Gia đình                                 Paris Mùa Xuân 2012 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét