Translate

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Đái tháo đường là gì ? : CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG



  1. Hỏi : Khi nào thì nghi ngờ mình bị bệnh ĐTĐ ?
Trả lời : Khi ta thấy có các triệu chứng sau :
uống nhiều, uống bao nhiêu cũng vẫn khát
tiểu nhiều cả ngày, đêm.
lượng nước uống vào và thải ra thay đổi từ 2 đến 20 lít trong 24 giờ.
ăn nhiều, có người ban đêm cũng phải thức dậy để ăn
gầy (ốm) nhiềunhanh, sụt 10-20kg trong thời gian ngắn.

  1. Hỏi : Khi không có đủ các triệu chứng trên thì làm sao biết được là có bệnh đái tháo đường ?
Trả lời : Các triệu chứng trên thường chỉ đầy đủ trong trường hợp điển hình. Trường hợp không điển hình, thường là đái tháo đường típ 2, thì chỉ có 1 hoặc 2 thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng.
Cũng có thể nghi ngờ đái tháo đường nếu tự nhiên thấy mắt mờ đi nhanh chóng (cườm mắt), hoặc có mụn, vết loét ở chân/tay lâu không lành dễ làm độc.
Trong các trường hợp này muốn xác định bác sĩ phải yêu cầu xét nghiệm lượng đường trong máu (ĐH, đường huyết), và nước tiểu (ĐN, đường niệu).

  1. Hỏi : Có khi nào bị ĐTĐ  nhưng bệnh nhân chỉ uống nhiều, tiểu nhiều còn ĐH thì bình thường không ?
Trả lời : Không. Nếu đúng là ĐTĐ thì bao giờ ĐH cũng phải cao. Trường hợp uống nhiều, tiểu nhiều nhưng ĐH bình thường chỉ thấy trong một bệnh hiếm gặp mà y học gọi là bệnh đái tháo nhạt có tên khoa học là diabetes insipidus (đi-a-bê-tétx in-xi-pi-đutx). Tiếng latinh in là không, sapidus là mùi vị. Thế kỷ 18 ở Anh người ta phân biệt được 2 bệnh khác nhau : đái tháo đường nước tiểu có vị ngọt, và đái tháo nhạt, nước tiểu nhạt nhẽo không có mùi vị gì. Đái tháo nhạt là một bệnh ít gặp do thương tổn ở thần kinh.

  1. Hỏi : ĐH bao nhiêu thì chắc chắn là đái tháo đường ?
Trả lời : Xác định là đái tháo đường nếu ĐH huyết tương thử lúc đói trên 126 mg% (126 miligam trong 100cc tức 100 mililít) hay 7mmol/L và có triệu chứng uống nhiều tiểu nhiều. Hoặc thử bất kỳ thấy ĐH lúc đói trên 200mg% (hay 11.1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng thì cần thử ít nhất 2 lần mà ĐH đều trên 126mg% trở lên.   
Có khi Bác sĩ cần cho thử thêm xét nghiệm dung nạp đường glucô nếu chưa xác định mà cũng chưa loại trừ hẳn được đái tháo đường.

  1. Hỏi : Tại sao lại lấy chuẩn ĐH trên 126mg% để xác định đái tháo đường ?
Trả lời : Không phải ngẫu nhiên mà người ta lấy con số 126mg%. Theo dõi qua thống kê trong nhiều năm, các chuyên gia về đái tháo đường ở Au-Mỹ thấy tỷ lệ các biến chứng mắt (thận, tim-mạch, loét chân cần cắt bỏ) tăng đáng kể ở bệnh nhân có ĐH từ 126mg% trở lên. Muốn giảm các biến chứng nguy hiểm này cần coi ĐH là bất thường khi trên 126mg% và cần phải điều trị. Con số 126mg% chưa phải là cuối cùng vì trước đây người ta chỉ chẩn đoán đái tháo đường nếu ĐH từ 140mg% (7.4mmol/L). Biết đâu trong tương lai mức ĐH để chẩn đoán đái tháo đường lại còn hạ dưới 126mg% nữa ?

  1. Hỏi : Có cần thử đường trong nước tiểu không ?
Trả lời : ĐN không phản ảnh mức ĐH ngay lúc thử mà đó là mức ĐH nhiều giờ trước đó. Vì đường trong máu phải qua quá trình lọc ở thận rồi mới bài tiết ra nước tiểu. Vì thế có khi ĐH rất thấp (hạ ĐH), mà vẫn có thể có ĐN (+). ĐN không chẩn đoán được hạ ĐH.

Ngày nay chỉ nên thử ĐN nếu bệnh nhân lớn tuổi quá mà không có yêu cầu phải kiểm soát ĐH thật chặt chẽ nghĩa là ĐH phải xuống tới mức gần như người bình thường. Thực ra thử ĐH với máy điện tử chỉ cần 1 giọt máu thì điều này dễ được chấp nhận ngay cả với người lớn tuổi. Thử nước tiểu cần thiết khi muốn chẩn đoán nhiễm axít-xêtôn là một biến chứng nặng của đái tháo đường.
Cũng cần chú ý là do ngưỡng lọc của thận đối với đường glucô ở người lớn tuổi  thường cao hơn người trẻ nên thử ĐN cho bệnh nhân lớn tuổi có thể không có, ĐN (-), mặc dù có đái tháo đường.

  1. Hỏi : Khi ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện xét nghiệm máu có nên nếm nước tiểu để xác định mình có ĐTĐ không ?
Trả lời : Không nên. Cách làm này “không vệ sinh” lắm, chỉ tự thực hiện cho mình mà thôi, và cũng không chính xác (xem ở trên). Chúng ta có thể  bắt chước cách làm của một số bộ lạc sống trong sa mạc châu Phi, nơi cũng không có một tiện nghi y tế nào. Họ chọn nơi nào có tổ kiến để đi tiểu vào đấy. Nếu nước tiểu có đường kiến sẽ bu lại. Nhiều bệnh nhân ở nước ta cũng thường kể với bác sĩ là nước tiểu có kiến hay ruồi bu vào. 

  1. Hỏi : Ngoài bệnh đái tháo đường có khi nào ĐN (+) ?
Trả lời : Có. Phương pháp thử ĐN cũ trước đây ngoài glucô còn phát hiện một số đường khác như  :
Arabinoza, riboza
Galactoza, fructoza, lactoza 
Thực tế các loại bệnh thải ra các loại đường này rất hiếm gặp. Phương pháp thử ĐN ngày nay rất đặc hiệu và chỉ cho kết quả dương tính khi hiện diện đường glucô, không phản ứng nếu là các đường khác.

  1. Hỏi : Thử ĐN lần nào cũng (+) mà ĐH chỉ ở giới hạn bình thường bác sĩ bảo không phải là đái tháo đường. Tại sao vậy ?
Trả lời : Đó là trường hợp bệnh diabetes renalis (đi-a-bê-tét rê-na-lítx) rất hiếm có và không nguy hiểm. Tiếng Việt gọi là đái tháo do thận hay glucoza niệu lành tính. Bệnh này do các tế bào ống thận bị hư hại làm giảm sự tái hấp thu glucô ở ống thận, bệnh thường có tính chất gia đình. Nên theo dõi chứ không cần điều trị, không cần kiêng cữ các chất đường vì có thể làm cho ĐH giảm quá mức.

  1. Hỏi : Kết quả thử ĐH lần nào cũng cao, nhưng không có ĐN thì có phải là bị bệnh đái tháo đường không ?
Trả lời : Bệnh đái tháo đường được định nghĩa là một sự tăng ĐH thường xuyên. Vì vậy nếu thử ĐH nhiều lần đều cho kết quả từ 126mg% trở lên thì chắc chắn là bị đái tháo đường. ĐN không có mặc dù đúng là bị đái tháo đường có thể vì :
ngưỡng lọc của thận (xem ở trên) cao lên ở bệnh nhân có bệnh lâu ngày, ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận.
phương pháp lấy nước tiểu không đúng ; nếu giữ  toàn bộ nước tiểu trong 24 giờ khuấy đều rồi lấy một mẫu đem thử thì chắc chắn sẽ có ĐN.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét