MÈO THÌ PHẢI GỌI LÀ MÈO CHỨ CÒN GỌI LÀ GÌ ?
Do tình hình thời sự nên xin lạm bàn và dẫn một số ý nghĩ về nạn cướp biển mà ngày xưa gọi là giặc tàu ô
… Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức
định nghĩa như sau:
- Tàu ô là thứ tàu sơn đen. 2)- bọn
giặc khách đi tàu đen sang cướp ở miền bể xứ Bắc kỳ: Đời xưa thuyền mành đi
buôn hay gặp giặc Tầu ô.
… Trên
vùng biển Việt Nam, từng xuất hiện nhiều nhóm hải tặc có nguồn gốc khác nhau,
phổ biến nhất là giặc Oa (Oa khấu), giặc Đồ Bà, giặc Tàu Ô. Ngoài ra, trong
từng thời điểm cụ thể còn có cả hải tặc người Chăm, người Việt hay người Tây
Dương.
- Đối
với hải tặc Tàu Ô, từ xưa, người Việt thường gọi giặc Tàu Ô để chỉ những toán
cướp biển từ Trung Quốc sang; còn tên chữ trong các thư tịch Việt Nam thường
ghi là thủy phỉ, hải phỉ, Đường phỉ, Thanh phỉ… Cá biệt, thời điểm cuối đời Tây
Sơn đến đầu triều vua Gia Long nhà Nguyễn, thư tịch có ghi tên các toán cướp
biển Trung Quốc là Tề Ngôi hải phỉ, Ô Tàu hải phỉ. Thậm chí, Đại Thanh Thực lục
của Trung Quốc cũng ghi lại sự kiện Ô Tàu hải phỉ đó, nhưng gọi là Ô Tàu An
Nam.
- hủy phỉ và
hải phỉ là cách gọi phổ biến trong văn bản của triều Nguyễn để chỉ cướp biển
Trung Quốc nói chung,
- Theo lời
truyền tụng phổ biến của dân gian, những toán cướp biển này thường đi trên những
chiếc thuyền lớn sơn màu đen, buồm màu đen nên người Việt Nam gọi đó là giặc
Tàu Ô [烏船]
(Ô Tàu: tàu màu đen, tàu ô). Tuy nhiên, trong thực tế, tàu thuyền của hải tặc từ
Trung Quốc sang có khá nhiều màu sắc khác nhau, nhiều khi rất giống thuyền
buôn, nên cách giải thích này chưa hợp lý, vì chữ “Ô” ở đây không phải chữ “ô”
mang nghĩa màu đen.
- Trong các
loại hải tặc ở Biển Đông, giặc Tàu Ô tiến hành cướp phá thường xuyên nhất và
duy trì hoạt động mãi đến đầu thế kỷ XX. Địa bàn chủ yếu của giặc Tàu Ô kéo từ
vùng biển Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Hải Nam ở Trung Quốc đến
dọc vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và cả Nam Bộ của Việt Nam.
- Người ta kể rằng giặc Tàu Ô thường xuyên rình
rập ở vùng biển bắc Quảng Ngãi, hằng năm vào kỳ đông xuân thường đổ bộ lên đảo
Bé rồi từ đảo Bé sang đảo Lớn cướp của, giết người, xong lại quay về đảo Bé ẩn
núp trong hang đá. Vì vậy người ta mới gọi đó là hang Kẻ Cướp, một địa danh còn
lưu đến ngày nay.
- Đó không phải là lời truyền ngôn
mơ hồ, vô căn cứ, mà trong nhiều sử sách đã thấy ghi điều đó. Bộ sách Đại Nam
thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn không bỏ qua những vụ việc cướp
biển và biện pháp phòng chống.
…Làm nhà chống giặc Tàu Ô ở đảo Lý Sơn
02/07/2014 13:11 (GMT + 7)
TTCT - Những làng nông chài ở Lý Sơn
(Quảng Ngãi) ngày nay may mắn vẫn còn những chứng tích kỳ thú về một dạng văn
hóa vật chất truyền thống của người Việt trong lịch sử chống ngoại xâm...
Người ta kể rằng
giặc Tàu Ô thường xuyên rình rập ở vùng biển bắc Quảng Ngãi, hằng năm vào kỳ
đông xuân thường đổ bộ lên đảo Bé rồi từ đảo Bé sang đảo Lớn cướp của, giết
người, xong lại quay về đảo Bé ẩn núp trong hang đá. Vì vậy người ta mới gọi đó
là hang Kẻ Cướp, một địa danh còn lưu đến ngày nay.
Đó không phải là
lời truyền ngôn mơ hồ, vô căn cứ, mà trong nhiều sử sách đã thấy ghi điều đó.
Bộ sách Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn không bỏ qua
những vụ việc cướp biển và biện pháp phòng chống.
Sưu tầm qua Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét