Vòng tròn xanh dương (biểu tượng quốc tể của bệnh đái tháo đường) theo ICD-10 "danh mục quốc tế các bệnh tật, bản 10" |
9.Hỏi
: Tại sao lại gọi là Đái tháo đường ?
Trả lời :
Đầu tiên
người ta chỉ chú ý đến các triệu chứng uống nhiều tiểu nhiều tức là đái tháo. Một thầy thuốc thời La Mã cổ
là Aretaeus (130-200), còn gọi là Aretaeus vùng Cappadocia, một địa danh nay
tương ứng với vùng Đông – Nam Thổ nhĩ kỳ, mô tả như sau : “bệnh nhân uống bao
nhiêu cũng không hết khát…lượng nước tiểu thải ra còn nhiều hơn cả nước uống
vào… (nước tiểu) không ngừng chảy giống như khi ta tháo nút một ống cống”
(aqueduc). Chính Aretaeus đặt cho bệnh này cái tên diabetes “đi-a-bê-tét” một từ Hy lạp có nghĩa là ống xi phông, hay sự đi qua để tả ý của ông cho rằng “nước không giữ lại được trong
người mà dùng cơ thể như một chỗ nứt để thoát ra ngoài”.
Sách thuốc
Trung Hoa gọi bệnh này là bệnh tiêu đan
hay tiêu khát.
10.Hỏi
: Như vậy gọi là bệnh đái tháo thì hợp lý nhưng trong đái tháo có nói gì đến
đường đâu ?
Trả
lời
: Tên bệnh ĐTĐ không phải đã có ngay từ đầu như ta đã thấy. Thế kỷ thứ 6 sau
CN trong kinh Vệ đà của Ấn độ cổ đại (Thực
ra “kinh Veda”, bộ sách ghi chép các kiến thức khoa học thời đó, đã có từ 1400
– 1000 trước Công nguyên) các thầy thuốc ghi nhận kiến và ruồi bu vào nước tiểu
các bệnh nhân đái tháo ; nước tiểu của những người này có màu sắc giống như nước mía hay mật ong. Tuy nhiên kinh Vệ đà không hề nói đã có ai đó nếm nước tiểu để
xác nhận vị ngọt của nó. Phải hàng ngàn năm sau, mãi đến thế kỷ 17-18, các
thầy thuốc người Anh mới xác định một cách khoa học vị ngọt trong nước tiểu và
máu những bệnh nhân đái tháo là do có chứa một chất đường.
Thomas
Willis (1621 – 1675) người Anh, là người đầu tiên dùng tên diabetes mellitus
(đi-a-bê-tétx men-li-tutx) để gọi bệnh này, mel
hay melli từ La tinh có nghĩa là mật
ong; đi-a-bê-tétx men-li-tutx là bệnh
đái tháo mà nước tiểu có vị ngọt. Từ đó về sau người ta gọi bệnh này là Diabetes mellitus, đó là tên khoa học
chính thức của bệnh được dùng trên toàn thế giới ngày nay, cũng có khi gọi tắt là
Diabetes.
Đái
tháo đường là tên khoa học của bệnh ở Việt Nam. Dân gian còn gọi là
bệnh tiểu đường.
11.Hỏi
: Chất đường tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân có giống đường ta thường
dùng hàng ngày không ?
Trả
lời
: Đường ta thường ăn hàng ngày làm từ cây mía hoặc cây củ cải đường (châu Âu).
Còn đường trong nước tiểu bệnh nhân đái tháo đường là đường glucose, một loại
đường chỉ có trong quả nho. Vì vậy bác sĩ còn gọi lượng đường có trong máu
(đường huyết) hay đường có trong nước tiểu (đường niệu) là lượng glucose máu hay lượng glucose niệu.
Đường
glucose trong máu đã được khẳng định bởi nhà hoá học người Pháp Michel Chevreul
Eugène ở thế kỷ thứ 19.
Chú dẫn của Mai Thế Trạch
Muốn tìm hiểu
thêm về lịch sử của bệnh đái tháo
đường (tiểu đường) tên khoa học là diabetes
mellitus
xin xem thêm link sau :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét