Trả lời : Không phải. Từ hàng ngàn năm trước Công
Nguyên (CN) bệnh ĐTĐ đã được mô tả trong các tài liệu y học cổ đại phương Đông
và phương Tây. Tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 18 cụ Hải Thượng Lãn Ông, người được
coi là ông tổ nghề Y nước ta, đã mô tả các triệu chứng của bệnh này giống như trong các sách y học Trung Hoa cổ.
- Hỏi : ĐTĐ có phải là bệnh phổ biến
không ?
Trả lời : Đúng. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới và
Liên Đoàn ĐTĐ Quốc Tế, hiện nay (năm 2000) có trên 151 triệu người, tức 2.1%
dân số thế giới bị ĐTĐ. Đến năm 2010 các tổ chức trên dự báo số người có ĐTĐ sẽ
tăng lên trên 220 triệu tức 3% dân số thế giới.
- Hỏi : Trên thế
giới ở đâu có nhiều người bị ĐTĐ nhất ?
Trả
lời : Hiện nay châu Á có
84 triệu người mắc ĐTĐ, cao nhất thế giới. Kế đến là châu Âu trên 26 triệu, Mỹ
La tinh trên 15 triệu. Đến năm 2010 châu Á với 132 triệu vẫn chiếm đầu bảng,
châu Âu 32 triệu đứng thứ nhì , và Mỹ La tinh 22 triệu hạng ba.
- Hỏi : Tại sao
ĐTĐ lại tăng vọt như vậy ?
Trả
lời : Các chuyên gia về
ĐTĐ gọi hiện tượng này là “một sự bùng nổ dịch tễ học của ĐTĐ típ 2”. Sự gia
tăng này có các nguyên nhân sau :
Đô
thị hoá quá nhanh chóng
ở nhiều nước trên thế giới : bất cứ ở nơi nào trên thế giới người ta đều thấy
tỷ lệ bệnh ở các thành thị cao hơn ở nông thôn nhiều; điều này có liên quan đến
lối sống đô thị.
Thay
đổi lối sống : ăn nhiều chất mỡ,
đường, uống rượu, ít vận động cơ thể là cơ sở phát sinh béo phì, cao huyết áp và
gây ra tình trạng đề kháng insulin.
Sự
gia tăng tuổi thọ là cơ hội cho ĐTĐ
tiềm ẩn bộc lộ rõ.
Sự bùng nổ dịch tễ này thấy rất rõ ở
các nước đang phát triển châu Phi, châu Á, các đảo quốc vùng Thái Bình Dương.
- Hỏi : Thế tại
sao các nước đã phát triển không có sự “bùng nổ dịch tễ học” của ĐTĐ típ 2
?
Trả
lời : Các nước đã phát
triển như Bắc Mỹ , châu Âu, Nhật v…v đã trải qua thời kỳ đô thị hoá không tổ
chức. Ngày nay phát triển xã hội đã được quy hoạch cẩn thận. Mặt khác từ lâu
tại các nước đó, các cơ quan y tế quốc gia, các hội ĐTĐ quốc gia đã thiết lập
các chương trình ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ, chú ý phòng chống bệnh ĐTĐ típ
2 trên bình diện xã hội một cách hiệu quả; về cá nhân người dân cũng đã hiểu
tầm quan trọng của ĐTĐ típ 2 và thực hiện những biện pháp vệ sinh, tham gia đều
đặn các chương trình phát hiện bệnh ĐTĐ. Các biện pháp này phần nào đã ngăn
chặn sự bùng nổ dịch tễ của ĐTĐ típ 2.
Tuy nhiên các nước phát triển lại đang phải đối phó với bệnh béo phì cũng đang
gia tăng nhanh chóng và là nguy cơ dẫn tới ĐTĐ típ 2.
- Hỏi : Nước nào
có nhiều người ĐTĐ nhất ?
Trả
lời : Nước có nhiều ĐTĐ
nhất là Ấn Độ với 32.2 triệu ; thứ nhì là Trung Quốc 19.8 triệu. Hoa Kỳ đứng
hạng ba với 15.6 triệu. Đến năm 2010 các con số trên sẽ là 46.9 ; 31.8 và 17.4
triệu lần lượt theo thứ tự trên.
- Hỏi : Trong khối
ASEAN nước nào có nhiều ĐTĐ nhất ?
Trả
lời : Inđônêxia với 7.2
triệu ĐTĐ là nước có nhiều ĐTĐ nhất trong khối ASEAN. Philíppin có 2.4 triệu,
và Thái Lan 1.9 triệu. Dự đoán đến 2010 số người ĐTĐ ở Inđônêxia sẽ là 10.8,
Philíppin là 3.6 và Thái Lan 2.8 triệu.
- Hỏi : Còn ở Việt
Nam thì sao ?
Trả lời : Cho đến nay (tháng 3-2004) tại Việt Nam
không có các nghiên cứu hệ thống và cũng không có các thống kê toàn quốc.
Năm 1991 tại Hà Nội và ngoại thành : tỷ
lệ ĐTĐ là 1.1-1.4% (nghiên cứu trên 5000 người), Huế 0.96%.
Năm 1992 điều tra cơ bản tại 5 quận nội
thành TP.HCM : tỷ lệ ĐTĐ là 2.52% (nghiên cứu trên 5000 người).
Năm 2001 nghiên cứu tại Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM : tỷ lệ ĐTĐ là 4.9% (nghiên cứu trên 2400 người từ
30-64 tuổi).
Viện Đái Tháo Đường Quốc Tế (Melbourne)
dự đoán Việt Nam năm 1994 có 0.9 triệu và năm 2010 sẽ có 1.3 triệu người ĐTĐ.
Các số liệu điều tra trên cho thấy số người ĐTĐ ở Việt Nam thực tế đã vượt xa
dự báo này rất nhiều.
Em xin cảm ơn thầy về bài viết này ạ!
Trả lờiXóa