Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (9)
PHẦN XIX: NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI
Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông.
Công trình được khởi công ngày 7 tháng 6 năm 1901 theo đồ án thiết kế
của hai kiến trúc sư người Pháp Broyer và V. Harley. Hình ảnh nhà hát
lúc đang xây
Trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư
Francois Lagisquet. Có thể nhận ra những thay đổi trong thiết kế giữa
bức ảnh này với ảnh trước
Với kinh phí lên đến 2 triệu franc, dự án Nhà hát thành phố ở Hà Nội đã
gây nên những tranh cãi trên một số báo chí tại Pháp thời kỳ đó
Trừ bức ảnh thời kì đang xây dựng, trên mặt tiền nhà hát có đắp dòng chữ THEATRE MUNICIPAL
Một số bức bưu thiếp ghi chú thích Nhà hát mới (Nouveau Theatre) để phân biệt với rạp hát Takou trên phố Hàng Cót (ngày nay là trường THCS THanh Quan)
Các bồn hoa xung quang nhà hát được quy hoạch gọn ghẽ
Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát thành phố được khánh thành vào đêm 9/12/1911. Lễ khai trương nhà hát bắt đầu với vở hài kịch bốn hồi Chuyến đi của ông Perrichon (Le Voyage de monsieur Perrichon) của
Eugène Labiche và Édouard Martin. Số tiền thu được từ buổi biểu diễn
được nhóm kịch Philarmonique ủng hộ cho những trẻ em lai sống lang thang
trên phố.
Nhà hát là nơi biểu
diễn các loại hình nghệ thuật cố điển như Opera, nhạc thính phòng, kịch
nói... phục vụ người Pháp và một số ít người Việt giàu có. Lịch biểu
diễn thời đó một tuần có 4 lần vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.
Với 870 chỗ ngồi, Nhà
hát Lớn Hà Nội là một công trình mang quy mô rất lớn nếu so với dân số
Hà Nội khi đó. Đây cũng là địa điểm biểu diễn lý tưởng cho các đoàn
kịch, ban nhạc từ Pháp và châu Âu tới lưu diễn
Sau Đại chiến I một tượng đài được dựng trên quảng trường trước Nhà hát lớn. Tuy nhiên, do ít giá trị thẩm mỹ, và làm vướng mặt tiền nhà hát nên nó bị dẹp bỏ. Thời
gian tồn tại của tượng đài này rất ngắn, bằng chứng cho điều này rất
hiếm gặp hình ảnh tượng đài này trong vô số các bức ảnh chụp phố Tràng
Tiền.
Những cây cau vua trồng thay thế trong khuôn viên nhà hát tồn tại đến ngày nay
Dòng chữ NHÀ HÁT LỚN HÀ NỘI đã thay cho THEATRE MUNICIPAL trên mặt tiền nhà hát
NHÀ HÁT LÓN HÀ NỘI TRÊN FLICKR.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét