PHẠM XUÂN HY (Paris)
Một cách nhìn khác về anh em Võ Tòng
Kết cục cuộc đời các anh hùng của Lương Sơn Bạc.
Thi Nại Am tả Võ Đại Lang, Võ Tòng
(施耐庵写武氏兄弟-Thi Nại Am viết về anh em họ
Võ)
Theo học giả Cố Văn Hiển thì Thi Nại Am và Võ Đại Lang là người đồng
hương, đồng học, lại là bạn bè thân thiết lúc còn nhỏ. Lớn lên, Võ Đại Lang lấy
vợ sớm. Khi lấy Phan Kim Liên thì Võ Đại Lang khỏang mười sáu mười bẩy tuổi,
còn Thi Nại Am nhỉnh hơn một tí, khỏang hai mươi tuổi.
Lúc đó Võ Đại Lang không có đủ tiền để lấy vợ, nên phải vay tiền Thi Nại
Am.
Thi Nại Am đùa bảo với Võ Đại Lang rằng :
-Tớ cho cậu mượn thì được thôi, nhưng tớ chưa có vợ , thì đêm đầu cậu
phải nhường cho tớ, có được không ?
Võ Đại Lang gật đầu đáp « được » .
Theo truyền thống mê tín của người Trung Hoa, Võ Đại Lang còn thề rằng
« đứa nào dối thì đứa đó bị trời đánh chết ».
Vì thế, đến ngày Võ Đại Lang cưới
vợ, đêm đầu tiên người bước vào động phòng là Thi Nại Am, nhưng ông vốn là
người có học sách thánh hiền, hiểu nghĩa
lý , nên suốt cả đêm hôm đó Thi Nại Am chỉ ngồi mà không dám cởi quần áo lên
giường nằm.
Võ Đại Lang biết vậy, tỏ ý hết sức cảm kích Thi Nại Am, và tình bạn giữa
hai người càng thêm gắn bó, thân mật.
Sau này , Võ Đại Lang được bổ lâm Tri Huyện huyện Dương Cốc, còn Thi
Nại Am thì bần cùng, túng thiếu, nghèo khổ , trong nhà có khi không có gạo
đổ vào nồi. Thi Nại Am bèn đế huyện Dương Cốc, để nhờ Võ Đại Lang cho mượn chút
ít lương thực. Sau khi hai người gặp
nhau, Thi Nại Am mới bầy tỏ ý của mình,
nhưng chỉ thấy Võ Đại Lang lãnh đạm, chẳng nói có, mà cũng không từ chối, rồi
mời Thi Nại Am ra ở ngoài quán dịch.
Thấm thoắt nửa năm trời trôi qua, ăn uống thì xuề xòa đạm bạc, còn Võ Đại
Lang cũng không đến gặp.Thi Nại Am nghĩ
thầm trong bụng « Người ở nhà chờ chắc chết đói mất, minh không thể
ở đây lâu được nữa ».
Rồi không từ giã, bỏ đi.
Thi Nại Am đi ra lối cửa tây môn của huyện Dương Cốc, thấy có một quán
trà,tên tiệm đề là « Khánh 慶», mọi người ở đấy đều gọi tên là « Tiệm Trà
Khánh ».
Bên trong, khách đến uống trà rất
đông. Thi Nại Am bước vào trong quán, uống xong một tách trà, lòng càng nghĩ
càng thấy Võ Đại Lang là một thằng đểu, không đáng là bạn, rồi Thi Nại Am xin
phép những khách hàng được « giảng cố sự-tức kể truyện » để kiếm
tiền.Cổ xưa ở Trung Hoa,trong 50 nghề được coi là chính thức, trong đó có nghề
« kể truyện ».Các khác uống trả dĩ nhiên là rất cao hứng. Thi Nại Am
bèn lập tức tưởng tượng ra hình ảnh của
một anh Võ Đại Lang xấu xí, ba phần người bẩy phần quỷ, và kể là vợ Võ Đại Lang
là một người đàn bà dâm lòan, thông gian với một người cũng đang tụ họp ở đây.Vì
quán trà nằm ở bên ngòai cửa Tây Môn, nên Thi Nại Am dặt tên người gian dâm là
Tây Môn Khánh.
Sau khi kể xong truyện, Thi Nại Am đứng dậy lên đường. Bất luận đi đến chỗ
nào, chỉ cần có cơm ăn trà uống, và có nhiều người nghe, thì Thi Nại Am lại đem
truyện ra kể.
Khi về đến làng, Thi Nại Am không thấy nhà cửa của mình đâu nữa.Ngôi nhà tranh vách lá ngày trước đã
biến mất.Thay vào đó là một ngôi nhà ngói sang trọng đường hòang.
Nguyên lai, Võ Đại Lang rất hiểu tâm lý của Thi Nại Am, dù có giúp lương
thực, tiền bạc bao nhiêu, thì Thi Nại Am cũng không lấy, nên lén để dành tiến
mua đất, cất nhà cho Thi Nại Am.
Thi Nại Am nghĩ lại những việc đã làm lúc đi đường đối với Võ Đại Lang, thật là điều không phải, đáng
xấu hổ,còn chuyện người vợ Võ Đại Lang gian dâm với Tây Môn Khánh cũng đã phổ
biến, lan rộng đi mất rồi, không thâu hồi lại được.
Vì thế, Thi Nại Am mới dùng bút
thay lời, mô tả Võ Tòng thành một anh hùng hảo hán đả hổ ở Cảnh Dương Cương và
sát đấu với tên gian phu Tây Môn Khánh ở Sư Tử Lâu, để mong chuộc lại lỗi lầm của
mình.
Sự tích Võ Tòng Đả Hổ là một bộ phận sớm nhất trong Thủy Hử Truyện.
Mua vui cũng được một vài ba giây. Đa tạ.
(Bài viết do học giả Cố Văn Hiển sưu tập và chỉnh
lý-Phạm Xuân Hy dịch xong ngày 16-3-2016, lúc 21h 12).
***
CHÚ THÍCH (Trích từ « Sổ tay chữ Hán » của
Phạm Xuân Hy)
Thủy Hử Hậu Truyện
水滸后傳
Tòan truyện gồm 40 hồi, do Trần Thẩm người thời Minh mạt Thanh sơ sáng
tác.Trần Thầm tự
là Hà Tâm, một tự nữa là Kính Phu, hiệu là Nhạn Đãng Sơn Tiều, sinh tốt kông
rõ, đại khái vào cuối thời Minh mạt Thanh sơ. Khi nhà Minh vong, tác giả không
chịu ra làm quan với Thanh triều, sống bằng cách bói tóan và chiết tự, cùng với
Cố Viêm Võ kiến lập thi xã. Thi ca sáng tác của Trần Thầm thường biểu thị nỗi cảm
thương thời thế, phong cách cứng cỏi điêu luyện..
Ngòai tác phẩm « Thủy Hử Hậu Truyện »
ông còn có những ca khúc, thi văn tạp trứ như « Si Thế Giới »,
« Tục Nhập Nhất Đạn Từ », nhưng đều thât truyền.
« Thủy Hử Hậu Truyện » được coi như là
nối tiếp với « Thủy Hử Truyện 100 hồi » .Tác phẩm thuật tiếp việc triều
đình chiêu an các hảo hán và đi chinh phục Phương Lạp bị hại, may mắn còn sống
sót một số đầu lãnh ở Lương Sơn Bạc như Lý Tuấn , Nguyễn Tiểu Thất, hơn ba chục
người, không chịu ra làm quan. Nguyễn Tiểu Thất tái khởi binh tụ nghĩa, trên
núi Vân Sơn ,và Lý Ứng nổi dậy ở Ẩm Mã
Xuyên, tiếp tục thế thiên hành đạo, chống lại tham quan ô lại đương quyền của
triều Bắc Tống, công khai cướp bóc dân lành, dẫn quân Kim nhập xâm.Họ ra sức bất
khuất chiến đấu với quân Kim. Sau phân tán
đi chạy ra ngòai biển, kiến lập cơ sở ở Kim Ngư Đảo. Lý Tuấn còn lên làm
quốc vương Xiêm La.
Trên phương diệnnghệ thuật, những tính cách hình
tượng của một số nhân vật chủ yếu được tác giả giữ nguyên như nguyên truyện.Cũng
có đôi chỗ đựơc phát triển mới mẻ, ngôn ngữ lưu lóat, sinh động. Riêng việc tự
thuật quân Kim xâm lược lộn xộn, lung
tung.
Tòan thư gồm hơn ba trăm nhân vật, tròng đó có 55
người trong « Thủy Hử Truyện »
Hậu
Thủy Hử Truyện
后水滸傳
Tòan thư gồm 45 hồi, ghi Thanh Liên Thất Chủ Nhân là người sáng tác,tác
giả sinh bình bất tường, nhưng theo bài tự của Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân và nội
dung , kết của Hậu Thủy Hử Truyện, thì tác phẩm có thể được viết vào đầu thời
nhà Thanh.
Sách miêu thuật các hảo hán Lương Sươn Bạc trong « Thủy Hử
Truyện » như Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa sau khi được chiêu an bị bọn gian
thần giết hại, chuyển thế thác sinh làm Dương Ma, Vương Ma, trở thành những anh
hùng tụ hội ở Động Đình Hồ, tiếp tục sự nghiệp thế thiên hành đạo, cùng nhau
gánh vác việc nghĩa.
Về phương diện tư tưởng, tác giả kế thừa những điểm ưu tú trong Thủy Hử
Truyện, nhiệt tình ca ngợi khởi nghĩa quân của Dương Ma, phẫn nộ tố giác sự hủ
bại của triều đình phong kiến nhà Nam Tống.
Hậu Thủy Hử Truyện miêu thuật một cách chân thực nhiều cảnh dân chúng lầm
than, không được yên lành sinh sống làm ăn .
Giữa lúc quân Kim nam hạ, Khang Vương Triệu Cấu vội vã bỏ chậy xuống miền nam và xưng đế ở
Nam kinh, đóng đô ở Lâm An, Dương Ma thấy Tống Cao Tông hèn nhát, đắm chìm
trong tửu sắc, nên âm thầm lén vào trong cung thẳng thắn can ngăn, khác hẳn với
Tống Giang trong Thủy Hử Truyện, trước mặt Tống Huy Tông chỉ biết có vâng vâng
dạ dạ. Nên trong Hậu Thủy Hử Truyện, tác giả đã miêu thuật là Dương Ma rất dè
chừng việc chiêu an và ban thưởng của triều đình nhà Nam Tống, và để Dương Ma
phất biểu : « Tống Giang trượng nghĩa sơ tài, kết giao huynh đệ, là
điều nên học hỏi, nhưng Tống Giang nhu nhược, không có chủ kiến, đưa anh em đến
chỗ bị hại, là điều không thể bắt chước được ».
Về sau, khi bị Nhạc Phi đem quân đến đánh sơn trại, Dương Ma cùng các hảo
hán ở Động Đình Hồ không muốn cùng Nhạc Phi giao chiến, và cũng không chịu đầu
hàng, bỏ đến Hiên Viên Tỉnh rồi trốn vào Lư Sơn.
Chỗ bất túc của Hậu Thủy Hử Truyện là kết cấu lộn sộn, tính cách nhân vật
thiếu phát triển biến hóa, việc tụ nghĩan của các hảo hán ở Động Đình cũng chỉ
được miêu tả một cách qua loa, hình tượng nhân vật thiếu sự chân thật..
Du van Xuân, người đời Thanh viết
« Đãng Khấu Chí », kế tục « Thủy Hử Truyện », mô tả chuyện
Trần Hy Chân và Trần Lệ Khanh « đãng bình » tiêu diệt Lương Sơn Bạc,
sát hại bọn Tống Giang.
« Đãng Khấu Chí » tuy cùng đề tài với Thủy Hử Truyện, nhưng nội
dung trọng điểm không giống nhau, và lập trường của các tác giả bất đồng. Cho
nên, chủ đề của Đãng Khấu Chí hòan tòan tương phản, và có cái nhìn thù hận với
Thủy Hử Truyện.
Đãng Khấu
Chí / 蕩 寇 志
“Đãng Khấu Chí” là trường biên tiểu thuyết, gồm 70 hồi,do Du văn Xuân
viết vào năm Đạo Quang nhà Thanh lại có tên khác là “Kết Thủy Hử Truyện”, là
một tác phẩm chống lại “ Truyện Thủy Hử”. Du Vạn Xuân từng công kích “Thủy Hử
truyện” là :
Du Van Xuân sinh năm 1794 mất năm 1849, tự là Trọng Hoa, hiệu là Hốt Lai
Đạo Nhân, người Sơn Âm tỉnh , từng theo cha tham dự trấn áp các cuộc khởi nghĩa
của người Dao tộc,Lê tộc, Hán tộc, ở Quảng Đông. Du Vạn Xuân cho “Thủy Hử
Truyện là ”tà thuyết, là ngôn từ dâm uế, tai hại vô cùng, cho nên tác giả phải
nói lên sự thật, trừ bỏ những lới dối trá, trong Thủy Hử Truyện ,để cho thiên
hạ hậu thế phân biệt được cái điều trung nghĩa với việc đạo tặc”.
Đãng Khấu Chí của Du Vạn Xuân
thuật tiếp Thủy Hử Truyện, bản 71 hồi, do Kim Thánh Thán đã san cải.
Đó là động cơ thúc đẩy mà tác giả
Du Vạn Cơ đã bỏ 22 năm tâm huyết để hòan thành “Đãng Khấu Chí”. Sau khi Du Vạn
Xuân qua đời, người con có nhuận sắc lại và cho khắc in vào những năm Hàm Phong
sơ niên, Hàm Phong thất niên, Đồng Trị thập niên.
Đãng Khấu Chí tường thuật câu chuyện Trần Hy Chân và Trần Lệ Khanh
« đãng bình »và giết hết nghĩa quân ở Lương Sơn Bạc, trút lòng thù
hận sâu đậm của tác giả đối với “Thủy Hử
Truỵện”.
Vì quan điểm đó, “Đãng Khấu Chí” được sự hoan nghênh của giai cấp quan
lại thống trị.
Mặc dầu cùng đề tài với Thủy Hử Truyện, nhưng nội dung có những điểm không giống nhau, và lập trường, tư
tưởng của hai tác giả cũng khác biệt nhau.
Cho nên, vào năm Hàm Phong thập niên, tức năm 1860, khi Lý Tú Thành, một
lãnh tụ khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, khi đánh chiếm được Tô Châu đã ra lệnh “phần
thư”, đốt bỏ cấm hủy “Đãng Khấu Chí”.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét