PHẠM XUÂN HY (Paris)
Luận về tuổi thọ & Thân thế
một
vài nhân vật quý tộc trong Thủy Hử
Kết cục của cuộc chinh phạt Phương Lập
Trung Thọ /中 壽
Ngày xưa , trong chữ Hán
thường có những từ ngữ riêng để gọi các loại tuổi tác khác nhau. Như “Trung
Thọ” là gọi tuổi 70 và 80 trỏ lên.
Xin liệt kê như dưới đây
bảng “niên linh xưng vị”:
-Trẻ con khi mới sinh ra thì gọi là : “Anh nhi 嬰 兒”
-Lên 2 tuổi,
lúc trẻ con mới bắt đầu biết cười, còn ở trong tã, thì gọi la Hài Đề 孩 提
-Lên 7 tuổi thì gọi là “điều sấn 齠 齔- gẫy
răng”, hay “hủy linh 毀 齡 răng bị hủy
-Lên 8 tuổi đến 14 tuổi, là thời kỳ trẻ con bện tóc ở bên như hai
chiếc sừng (giác 角) thì gọi là tổng giác总角.( tổng 總, có nghĩa
là kết, bện).
-Lên 9 tuổi thì gọi là cửu linh 九 齡
-Lên 10 tuổi thì gọi là “ấu học 幼 學”.
- Con gái lên 13 tuổi thì gọi Đậu
Khấu 荳 蔻. Đậu khấu là loại đa niên
sinh thảo thực vật, ngoại hình như cây chuối, nở hoa vào đầu mùa hạ, tức sơ hạ,
mà sơ hạ có nghĩa là “hòan bất thịnh hạ”, tức vị thành niên.
Hoa đậu khấu
mầu vàng nhạt, quả hình tròn nhưng dẹp, hạt như hạt lựu, có mùi thơm,
trong văn trương cổ điển Trung Hoa, thường dùng hai chữ đậu khấu, đậu khấu hoa niên 荳 蔻 花 年, để chỉ người con gái
còn trinh, như câu thơ :"Xuân phong đậu khấu tri đa thiểu, tịnh tác thu
hồng nhất đoạn sầu".Liêu Trai Chí Dị,
Bồ Tùng Linh chữ dùng hai chữ “đậu
khấu” để chỉ người con gái còn trinh
-Lên 15 tuổi thì kêu là “đồng 童”. Con gái tuổi 15 thì gọi là “cập kê 及 笄”. Kê là
cây trâm.Cổ xưa người con gái đến 15 tuổi thì dùng trâm cài tóc, để tỏ rằng
mình đã thành niên.
Còn con trai đến 15 tuổi thì gọi là Thúc phát 束 髮, búi tóc ở trên đầu, (thúc có nghĩa là búi, bó) bỏ tổng giác. Cũng con trai 15 tuổi thì gọi là Chí Học 志 學, vì Khổng
Tử có câu nói là : Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học 吾 十 有 五 而 志 于 學-Khi Ta 15 tuổi để chí vào việc học)
- Lên 20 tuổi thì kêu là “gia qúan” hay “nhược quán 弱 冠 ”.Quán là mũ. Con trai 20 tuổi thì làm lễ đội
mũ để tỏ rằng đã thành niên.
-Lên 30 tuổi gọi là “tráng 壯”, hoặc “nhi lập chi niên 兒 立 之 年”, “nhi lập 而 立”, “lập niên 立 年”. Cũng do câu nói của
Khổng Tử: “Tam thập nhi lập 三十而立” (đọc câu nói của Khổng Tứ ở dưới)
-Bốn mươi tuổi thì gọi là “cường 強”, hay “bất hoặc chi niên 不 惑 之 年”, hay “bất hoặc 不 惑” . Cũng lại do câu nói của Khổng Tử.
- Lên 50 tuổi thì gọi là “ngải 艾”,cũng còn gọi là “tri mệnh chi niên
知 命 之 年”, “ tri thiên mệnh 知 天 命”, “ tri mệnh 知 命”. Cũng lại do câu nói của Khổng Tử (coi ở
dưới)
-Lên 60 tuổi thì gọi là Nhĩ Thuận 耳 顺, hay “kỳ 耆”.Cũng còn gọi là “hoa
giáp chi niên 花 甲 之年”.Và còn gọi là Hạ Thọ 下 壽
-Lên 70 tuổi thì gọi là Tòng tâm chi niên 從 心之 年, Cổ hy chi niên 古 希 之 年,
Cổ lai hy 古 來 希, Cổ hy thọ 古 希 壽
-70 tuổi, và 80
tuổi trở lên chỉ được gọi là Trung Thọ 中 壽
-77 tuổi còn gọi
là Hỷ Thọ 喜 壽
-88 tuổi thì gọi
là Mễ Thọ 米 壽
-90 tuổi mới
được gọi là Thượng Thọ 上 夀
-99 tuổi gọi
là gọi là Bạch Thọ (Vì chữ bạch 白 là bách百thiếu
chữ nhất 一 ở trên đầu, một trăm mà thiếu một là 99)
-100 tuổi gọi là Kỳ di 期 颐.
-Cửu Thọ 久 壽 có nghĩa là Trường Thọ
-Vạn Thọ có nghĩa là Cao Thọ
(Nguyên cả câu nói của
Khổng Tử như sau : Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập
nhi bất học, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi
tòng tâm sở dục 吾 十 有 五 而 志 于 学 三 十 而 立 四 十 而 不 惑 五 十 而 知 天 命 六 十 而 耳 顺, 七 十 而 从 心 所 欲”。——《论语-为政.)
Thanh Sam Tư Mã / 青衫司馬 / Tỳ Bà Hành-Tranh Phạm Tăng (Trung Hoa)
Tư Mã Áo Xanh, hay Thanh Sam Tư
Mã là chỉ nhà thơ Bạch Cư Dị.
Bạch Cư Dị thượng biểu xin bắt
hung thủ, vì thế Bạch Cư Dị bị « tả thiên » tức bị giáng làm chức Tư
Mã ở Giang Châu. Tư Mã là chức quan phụ tá cho quan Thứ Sử, nhưng đến thời
Trung Đường, thì chức Tư Mã chuyên dùng để phạt những quan lại có « tội »,
phải đi đầy.
Việc bị chuyển đi làm Tư Mã có ảnh
hưởng rất lớn với Bạch cư Dị, dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của ông. Những
nhuệ khi tranh đấu lúc đầu, tiêu ma dần dần .
Mùa thu năm sau, Bạch Cư Dị đi đầy
được hai năm, trong một lần đưa tiễn một
người bạn ở bến Tầm Dương, được gặp một người kỹ nữ có gẩy đàn Tỳ Bà, nổi danh ở trường An một thời,
nay niên lão, bị đời bạc bẽo bỏ rơi, tâm tình u uất, số phận hẩm hiu chẳng khác
gì Bạch Cư Dị.
Vì thế Bạch Cư Dị mới dùng thể
tài « ca hành » sáng tác bài :Tỳ Bà Hành, để nói lên tâm sự u uất,
nỗi buồn luân lạc nơi đất khách của người
kỹ nữ , và cũng là nỗi sầu bi thống của chính Bạch Cư Dị.
Câu « Tư Mã Áo Xanh »,
hay « Tư Mã Thanh Sam », là rút từ trong bài thơ này.
Nguyên cả câu là :
(Trong số người ngồi nghe đàn phải rơi lệ,
người rơi lệ nhiều nhất lại là chàng Tư Mã Áo Xanh)
Thanh Sam,
hay Áo Xanh là tiêu chí của thân phận quan viên thấp kém như Bạch Cư Dị.
Vào thời nhà
Đường, “ Thanh Sam-Áo Xanh” là lọai y phục dùng cho quan viên cấp thấp, thuộc
văn quan bát phẩm, cửu phẩm.
Các nhà văn
nhà thơ đời sau, dựa vào điển tích và từ ngữ “Tư Mã Áo Xanh” để chỉ quan lại cấp thấp.
Sài Đại Quan Nhân / 柴大官人
Sài Đại Quan Nhân là nhân vật trong tiểu thuyết Thủy Hử
Truyện.
Tức Sài Tiến, xước hiệu là « Tiểu Tòan Phong小風旋 », hậu duệ của vua Thế Tổ nhà Hậu Chu Sài Vinh thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), vì
thế được gọi một cách trịnh trọng là Sài Đại Quan Nhân.
Trong truyện Thủy Hử, Sài Tiến từng ra tay bang trợ Lâm
Xung, Tống Giang, và Võ Tòng.Là người quý trọng nhân nghĩa khinh rẻ tiền tài,
nhân vì Lý Quỳ tại Cao Đường Châu đánh chết Ân Thiên Tích, nên bị bắt giam
trong tử ngục. Sau được các hảo hán Lương Sơn Bạc cứu ra, lên núi nhập lõa, được xếp vào ngồi giao ỷ thứ
mười.
Trong cuộc chinh phạt Phương Lập, Sài Tiến hóa danh là
Kha Dẫn bí mật vào quân trung của Phương Lập, sau cuộc chinh phạt Phương Lập,
Sài Tiến được phong làm Hòanh Hải Quân Thương Châu Đô Thống, rồi từ quan về
quê, chết gìà.
Bài của Phạm Xuân Hy (Paris) gửi cho bào đệ là Mai Thế Đức. Thấy bài vui và phục vụ sở thích muốn tìm hiểu tình hình Hậu Thủy Hử diễn biến như thế nào. Nên chưa kịp xin phép tác giả đã đăng tải để phục vụ bạn đọc. Xin cáo lỗi cùng anh Phạm Xuân Hy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét