Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (1)
Nằm trên trục đường dẫn từ thành Hà Nội tới khu nhượng địa, Paul Bert
là con phố đắt giá nhất dưới thời Pháp thuộc. Trên phố tập trung đủ các loại hình dịch vụ từ nhà hát, rạp chiếu bóng, khách sạn, hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa, hiệu sách, nhà in, nhà xuất bản, ngân hàng ... Đây là con phố có diện mạo thay đổi nhiều nhất.
PHẦN I: NHÀ GODARD VÀ TAVERNE ROYALE
là con phố đắt giá nhất dưới thời Pháp thuộc. Trên phố tập trung đủ các loại hình dịch vụ từ nhà hát, rạp chiếu bóng, khách sạn, hiệu thuốc, cửa hàng bách hóa, hiệu sách, nhà in, nhà xuất bản, ngân hàng ... Đây là con phố có diện mạo thay đổi nhiều nhất.
PHẦN I: NHÀ GODARD VÀ TAVERNE ROYALE
Loại bưu ảnh nhiều hình thời kì tiên phong phát hành vào những năm đầu tiên của thế kỉ XX. So với các ảnh khác trong entry, hình ảnh ngã tư Paul Bert (Tràng Tiền) - Francis Garnier (Hàng Bài) ở góc trái tấm bưu thiếp có thể coi là bức ảnh sớm nhất.
Đối diện bên kia đường là tòa nhà hai tầng đang hoàn thiện - nhà Lacaze
Cận cảnh. Đường phố đang thi công, cây xanh ngang tầm cửa sổ, lô đất trống trên con phố đắt giá nhất thời bấy giờ, cây cột đèn giữa ngã tư... tất cả các chi tiết cho khẳng định cửa hàng bách hóa trong ảnh là hình ảnh thời kì đầu của nhà Godard.
Theo An ninh Thủ đô
Nhận thấy cơ hội làm ăn, Liên hiệp Thương mại Đông Dương và châu Phi
(viết tắt là LUCIA) đã bỏ tiền mua lại đất của chủ trước ở Tràng Tiền để
xây trung tâm thương mại Godard vào năm 1901. Người dân Hà Nội quen gọi
là nhà Godard.
Ngôi nhà của Tây
Ngay sau khi chiếm được hoàn toàn Hà Nội năm 1883, quân Cờ đen cũng
không quấy nhiễu nữa, Công sứ Hà Nội là Bonnal đã bắt đầu nghĩ đến quy
hoạch khu vực hồ Hoàn Kiếm. Năm 1884, kiến trúc sư Ernest Hébrard được
giao thực hiện công việc này. Hébrard đã quy hoạch nhiều thành phố thuộc
địa của Pháp. Bonnal ủng hộ triệt để Hébrard và ngầm ra lệnh cho lính
ban đêm phóng hỏa đốt hết nhà lá ở Cầu Gỗ, Hàng Bè. Lửa cháy mấy ngày
làm tiêu tan hàng nghìn ngôi nhà.
Trước phản ứng dữ dội của người dân và cả tờ Tương lai Bắc Kỳ (một tờ
báo bằng tiếng Pháp) nên Bonnal không dám cho thực hiện hành vi phá hoại
tài sản của dân nữa. Ngày 26.12.1886, Bonnal ra lệnh trong một năm phải
phá bỏ hoàn toàn nhà lá và thay vào đó là nhà xây ở phố Hàng Thêu (Hàng
Trống hiện nay), phố Paul Bert (từ Nhà hát Lớn đến hết phố Hàng Khay
hiện nay). Xưởng đúc Tràng Tiền bỏ hoang. Song đường Tràng Tiền là con
đường chính để quân lính Pháp đi từ Hoàng thành (nơi lính Pháp đóng
quân) về Đồn Thủy (Bệnh viện 108 hiện nay) ngày càng trở nên quan trọng,
vì thế đám sĩ quan Pháp về hưu có tiền, thương nhân từ Pháp qua đến đây
mua đất của xưởng đúc Tràng Tiền. Đất trên trục đường đắt như vàng và
lên giá vùn vụt. Đến năm 1885, khu vực này có một quán giải khát có ga,
một tiệm bánh mì, một cửa hàng kim khí, một cửa hàng bán văn phòng phẩm.
Lúc này tại Hà Nội không kể binh lính thì số người Pháp qua đây kinh
doanh, sinh sống đã lên đến 1.500 người.
Godard là tòa nhà hai tầng, tầng dưới cao 6m, tầng trên 5m. Diện tích
mặt bằng xấp xỉ 4.500m2. Sàn tầng một lát đá thấm thủy khổ lớn để hạn
chế nước vào ngày nồm. Trần trát vôi rơm, sàn tầng hai bằng gỗ lim. Mái
bằng khung thép uốn thành vòm, dưới vòm cũng trát vôi rơm, trên lợp bằng
miếng tôn nhỏ hình chữ nhật. Xung quanh là cửa kính để lấy ánh sáng. Từ
tầng một lên tầng hai có bốn cầu thang bậc gỗ, lan can bằng thép có hoa
văn và trụ cầu thang bằng đồng đúc. Godard có ba mặt phố, phía bắc là
Tràng Tiền, phía nam là Hai Bà Trưng và phía tây là Hàng Bài. Ba cửa
chính ra vào có dòng chữ tiếng Pháp "không dựng xe ở đây" bằng đá trắng
gắn chìm trên vỉa hè. Vỉa hè rất cao so với mặt đường để phòng ô tô có
lao lên sẽ bị chặn lại, đảm bảo an toàn tính mạng cho người đi bộ. Vỉa
hè bo bằng đá đen chôn sâu dưới đất hơn một mét để phòng ô tô đâm vào sẽ
không đổ gãy.
Vì sao Godard không xây cao? Đơn giản vì chính quyền thời đó không cho
phép các công trình quanh hồ Gươm xây quá cao, họ sợ hồ Gươm sẽ lọt thỏm
trong các khối nhà và như thế làm mất vẻ đẹp thơ mộng của khu vực này.
Nhưng tại sao dân số Hà Nội đầu thế kỷ XX chỉ hơn 10 vạn người ta lại
xây Godard lớn như vậy?
Rue Paul Bert xưa bao gồm phố Tràng Tiền và Hàng Khay ngày nay. Hầu hết
các ngôi nhà trên phố đều được chụp ảnh phát hành thành bưu thiếp. Trong
bức ảnh toàn cảnh trên hãy chú ý đến cột đèn đường đứng giữa ngã tư và
tấm biển hiệu của nhà thuốc Chassagne.
Nhà Godard đối diện với nhà thuốc Chassagne qua ngã tư Hàng Bài - Tràng
Tiền. Cũng như đa phần các ngôi nhà sở hữu tư nhân nằm trên con phố
thương mại này, theo thời gian, nhà Godard nhiều lần thay đổi dáng vẻ
bên ngoài để phù hợp với hơi thở đời sống hiện đại (hợp mốt) hơn.
Thời gian đầu nhà Godard có phần mái măng xa (Mansard) với những ô cửa
sổ ốc nhồi. Góc chụp này thu vào ống kính một phần của nhà thuôc
Chassagne (cạnh phải) và nhà Lacaze (cạnh trái), cột đèn giữa ngã tư có
treo biển phố (theo bức ảnh đầu entry có vẻ như biển phố được ghi bằng
tiếng Pháp và tiếng Hán).
Tầu điện qua ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài. Các tài liêu ghi tuyến Bờ Hờ -
Chợ Mơ được xây dựng năm 1906, tuy nhiên nhật ấn trên tấm bưu thiếp này
là năm 1905. Ảnh chụp từ nhà Godard. Vẫn cây đèn đường mảnh mai đeo
biển phố.
Loại cột đèn mảnh mai thời kì đầu được thay bằng loại vững chắc hơn. Nhà
Godard đã đổi chủ: Dòng chữ Godard & Cie trên mặt tiền được thay
bằng L'union commerciale indochinoise et africaine
So với những bức ảnh trước, trong khoảng 2 năm phố Tràng Tiền thay đổi
rất nhiều. Cây xanh trồng lấy bóng mát bị chặt bỏ vì không phù hợp với
hoạt động buôn bán tấp nập nơi đây. Mái hiên tầng 1 được rỡ bỏ. Phần mái
của nhà Godard thay đổi hoàn toàn với các tháp đồng hồ 4 mặt đặt trên
vòm mái mới xây trên mặt tiền tòa nhà. Từ đây tên gọi mới của nó là
Grands Magasins Réunis, nhưng người dân vãn quen gọi là nhà Godard.
Đồng hồ trên tháp được che kín và những chiếc thang dựng bên tường cho biết tòa nhà đang trong thời gian tu sửa.
Góc chụp từ tháp Hòa Phong cùng thời điểm 2 bức trước. Trước nhà Lacaze thấy còn lấp ló cây xanh.
Toàn cảnh nhà Godard phía mặt phố Hàng Bài và Hai Bà Trưng. Đồng hồ trên
tháp vẫn chưa được lắp, tuy nhiên hàng cột đỡ mái hiên làm sát ra mép
vỉa hè.
Cận cảnh phía mặt phố Hàng Bài - Tràng Tiền
Cây xanh trước nhà Lacaze cũng không còn nữa
Toàn cảnh nhà Lacaze địa chỉ số 91 phố Paul Bert (Tràng Tiền) và 99 đại
lộ Francis Garnier (Đinh Tiên Hoàng). Đây là cơ sở kinh doanh khách
sạn, nhà hàng. Các tên gọi về sau cho thấy nó nhiều lần thay đổi chủ, và
ngày nay là Nhà thông tin - triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng. Cũng giống
nhà Godard, toàn bộ vỉa hè trước nhà được hàng hiên che kín.
Nhật ấn bưu điện 4.02.1914. Hoạt động buôn bán rất sầm uất.
Góc chụp, cũng như kim đồng hồ trên tháp cho biết ảnh được chụp cùng lúc
với bức trước. Mớ dây điện chướng mắt được nhiếp ảnh gia dùng kĩ thuật
xóa bỏ, bằng chứng của điều này là những vệt dây điện vẫn còn xót lại
trên phần tường nhà Godard và phần mái nhà Lacaze.
Vài phút sau người chụp chuyển vị trí sang đại lộ Đồng Khánh (trước đó
có tên là Franciss Gariner). Một bức tranh sinh động về các tầng lớp cư
dân đô thị đương thời: Những người phu kéo xe tay, nững người lao động
lam lũ áo rách đẩy xe bò, những người giữ nếp sống cũ cũ với áo dài thâm
che ô hay lớp người tân thời trong những bộ âu phục màu trắng của các
công chức hay thương gia.
Các bức ảnh chụp lúc 11h đến 11h05 này có cùng mã số, chỉ khác nhau
những chi tiết trong chuyển động của các nhân vật. Nếu để ý sẽ thấy ông
cảnh sát Tây đội mũ cối trắng, chống nạnh vẫn đứng ở vị trí cột đèn giữ
ngã tư như trong ảnh trước
Con phố thương mại này cũng là nơi diễn ra các hoạt động như lễ hội
carnaval hay đua xe đạp. Cờ xí tung bay trên các tòa nhà làm tăng thêm
không khí tươi vui của buổi sáng ngày hộ. Dòng lưu bút trên ảnh ghi ngày
30.09.1914.
Bức ảnh chụp vào buổi chiều (4:10), nắng chói chang
Vì tòa nhà phơi về hướng Tây, lại không có cây xanh che chắn, nên phải
dùng các tấm bạt chống nắng. Thập niên này người ta sử dụng các cây cột
đèn để treo affiche quảng cáo.
Ngã tư trước nhà Godard, hướng chụp về phía nhà bưu điện khuất trong cây
xanh. Hàng hiên nhà Lacaze và cột đèn đường kế tiếp đánh dấu lối rẽ vào
phố Đinh Lễ. Ảnh dưới được chụp từ hướng ngược lại.
Người Việt không được phép bước vào
Việc xây dựng nhà Godard là bước ngoặt cho thương mại Hà Nội vốn trước
đó chỉ có các chợ truyền thống. Nếu trước kia chợ họp theo phiên và chỉ
bán nông sản, đồ thủ công, lương thực... sản xuất tại Hà Nội hay các
vùng lân cận hoặc bán một số mặt hàng từ các tỉnh phía nam Trung Quốc
mang qua thì Godard bán đủ các loại hàng hóa tiêu dùng gồm: vải vóc các
loại, quần áo, giày dép, nước hoa, giường nằm, ghế... đến bơ, pho mát,
bánh mì, bia... nhập từ Pháp, Ấn Độ, Hồng Kông hay các nước thuộc địa
của Pháp như Algérie, Maroc. Tuy nhiên, trong hàng chục năm đầu thế kỷ
XX, khách đến Godard chủ yếu là lính, sĩ quan, công chức Pháp và vợ con
họ cùng một số ít người Việt giàu có. Thậm chí thời kỳ đầu ngay cả những
người Việt giàu có cũng không được phép bước chân vào. Phu kéo xe tay
chờ khách cũng không được phép đỗ trên phố Tràng Tiền, Hai Bà Trưng hay
Hàng Bài mà phải đỗ ở Hàng Khay, nếu thấy khách Tây vẫy mới kéo xe chạy
lại
Năm 1909, nhà hàng này xảy ra cuộc đình công. Nguyên nhân là chủ nhà
hàng kiểm tra thấy mất hàng hóa đã ra lệnh cho nhân viên bảo vệ người Ấn
Độ hằng ngày lục soát từng người bất kể nam hay nữ. Sáng ngày 6.5.1909,
không thấy một số thông ký đi làm, chủ nhà hàng đã thuê ngay người khác
và chiều hôm đó cuộc đình công xảy ra để phản đối việc thay nhân viên
không báo trước và lục lọi vô cớ.
Để làm mới, cứ hai hay ba năm, viên quản lý lại cho quét vôi tường trong
và ngoài, sơn hết các khung cửa gỗ và cửa kính. Do thời gian sơn sửa,
quét vôi rất lâu, có khi phải mất cả tháng nên người ta phải chọn phường
sơn vôi giỏi để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Dân sơn, vôi làng
Phương Liệt (nay là phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) bao giờ cũng là
ứng cử viên đầu tiên và dĩ nhiên không thể ai khác ngoài cai Phảng,
người có uy tín trong giới xây dựng thời đó. Khi sơn cửa, nước sơn của
quân ông cai Phảng bao giờ cũng mịn hơn và không có vết bởi họ không
dùng chổi lông nhập từ Pháp sang mà dùng nhánh cây đót bó lại. Còn khi
họ quét vôi trần nhà Godard thì việc mua bán ở dưới vẫn diễn ra bình
thường, vôi không rơi một giọt bởi họ có bí quyết khi lọc vôi, pha màu,
đặc biệt là chọn cây đót để bó thành chổi. Nước vôi sánh nhưng không đặc
nên bám tường và khi khô rất mịn.
Những năm 1920, khi các mặt hàng tơ lụa bán ở phố Hàng Đào, Hàng Ngang,
Hàng Gai... không còn đắt khách, nhiều chủ cửa hàng đã chuyển sang bán
giầy Tây, âu phục, nước hoa... thì nhà Godard hết độc quyền và họ bắt
đầu cho người Việt ra vào tự do...
Các bức ảnh chụp tổng thể tòa nhà không cho thấy được vẻ đẹp tinh tế của
hàng hiên. Thời kì này tòa nhà Lacaze đối diện mang tên khách sạn
Terninus. Trong ảnh thấy rõ hàng hiên trước khách sạn được sử dụng làm
quán cafe.
Xe hơi xuất hiện trên phố.
Một lối sống hiện đại thể hiện qua kiểu dáng, mầu sắc trang phục của
những người đi dạo. Ở góc hồ này có vị trí này có vực đài phun nước nhỏ.
Các gánh hàng hoa họp chợ bên dưới các gốc cây.
Một tòa nhà hiện đại theo phong cách Art Deco với những lam bê tông
chống nắng đã thay thế vào vị trí khách sạn Terninus. Bộ mặt khu vực
thay đổi hoàn toàn.
Xe hơi đỗ đầy trên phố
Trong bức không ảnh này, dưới cái nhìn ngày nay, vẻ đẹp cổ điển của nhà
Godard hoàn toàn đánh bại vẻ tân kì của tòa nhà bên kia đường. Đầu phố
Đinh Lễ có một khoảng đất trống, nơi sau này sẽ mọc lên tòa nhà ngày nay
là bưu điện quốc tế.
Khách sạn Terninus giờ đây mang tên Taverne Royale (Tửu Quán Hoàng Gia),
nơi khoảng giữa những năm 30 các nhạc sĩ thế hệ thứ nhất của
Conservatoire Francais d'Extreme - Orient như Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn
Hữu Hiếu, Phạm Văn Nhường ... chơi nhạc tại một trong những phòng trà
(café-concert) đầu tiên ở Việt Nam.
Nhật ấn bưu điện năm 1936. Trong xu thế tân kì hóa con phố thương mại
này, để không lạc lõng với anh bạn bên cạnh, người ta đã tân trang vỏ
ngoài tòa nhà Godard bằng cách cơi cao tường mặt tiền nhằm che đi vòm
mái , thay thế tháp đồng hồ bằng loại hình vuông. Ba chữ cái GMR (Grands
Magasins Reunis) xoắn xuýt được đắp lên mặt tiền tòa nhà.
Hàng cột chống xây bằng bê tông vững chãi hơn.
Thời vàng son của tòa nhà đă qua. Chiến tranh và những khó khăn kinh tế
ghi dấu đậm nét trên dáng vẻ tòa nhà. Tòa nhà hình như thay đổi chủ.
Phía trên 3 chữ GMR người ta đề thêm chữ ANCIENS với ngụ ý nhắc nhớ
thương hiệu cũ của nó là Grands Magasins Reunis
Cờ Pháp và cờ quốc gia dật dờ trên mặt tiền hoang phế của tòa nhà. Dấu
vết tàn phá cho phỏng đoán ảnh chụp vào thời kì Pháp tái chiếm Hà Nội
Không thấy xe tay, thay vào đó là sự xuất hiện của xích lô, loại phương
tiện phát triển cực thinh vào thời kì tạm chiếm. Năm 1950, lo sợ thất
bại của thực dân Pháp ở Việt Nam, chủ nhà hàng Godard đã chia lô bán cho
thương nhân Việt. Nhà Godard trông đìu hiu trong cái yên lặng dông bão
của Hà Nội
Đường phố thưa vắng. Viên cảnh sát điều khiển giao thông đứng nhàn nhã.
Tiếp nối không gian của bức ảnh trước. Đầu phố Đinh Lễ đã xuất hiện một
tòa nhà mới của bưu điện thành phố. Bưu ảnh này cùng loại với tấm trước,
chúng được các hiệu ảnh tự sản xuất, phát hành với kiểu chú thích viết
tay.
Xe nhà binh thay thế cho những chiếc limousine sang trọng
Không khí hoảng hốt trước ngày Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội. Với tâm
trạng của kẻ ra đi, người phụ nữ Pháp này cố ghi vào trí nhớ những hình
ảnh thân thuộc của thành phố ngày mai sẽ trở thành quá khứ. Ảnh trích từ
loạt ảnh Last Days of Hanoi của Howard Sochurek.
Và thực sự nó đã trở thành một phần kí ức khó phai trong kí ức những
người ra đi. Một trong loạt bưu thiếp "Trông vời Bắc Việt" phát hành sau
hiệp định Geneve.
Năm 1958, chính quyền thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư
doanh, 49 quầy hàng trong Godard được dọn hết, dù trước đó, đầu thập
niên 50 họ mua lại của chủ Godard. Tháng 9-1959, Godard được đổi tên
thành Bách hóa Tổng hợp.
Hình ảnh Bách hoá tổng hợp thời bao cấp. Cho đến thời điểm trước khi phá
bỏ vẫn còn thấy lấp ló sau bức tường mặt tiền những vòm mái được xây
dựng trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét