Translate

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

CON NGỰA BÁC LÝ


MAI THẾ ĐỨC (Paris)

CON NGỰA BÁC LÝ





TẾT GIÁP NGỌ

MAI THẾ ĐỨC (Paris)



 Vài Suy Nghĩ về Tết   Ngựa


              Hồi còn  nhỏ , tôi được học  một bài  ngụ-ngôn » Chiến Mã và Bò Đồng » , thơ năm chữ
 kiểu « Lục Súc tranh công », nhưng  ở đây chỉ có hai con vật : 

    Đại khái :                                    (Đối Thoại giữa Ngựa và Bò khi  gặp nhau  )  
 Ngựa   khoe   về mình :  thân thế , công trạng
sau đó lên giọng khinh bỉ Bò : một  vật hèn kém ,  chỉ biết cầy bừa,...
Bò trả lời :    nếu không  làm việc thì tất cả   sẽ chết đói !
Bài  này , tác giả không nhớ là ai  vì đã hơn sáu mươi năm rồi còn gì !
 nhưng thơ thì xin xem như sau
 (với hình vẽ của tôi kèm theo dưới đây )





 
Hồi đó tôi lấy làm thích thú ,  cho là Bò đã dậy Ngựa một bài học về Nhã-nhặn và  Biết-ơn - những
 ai đã giúp đỡ mình. Tôi  cho là lỗi chỉ về Ngựa., đâu nghĩ ra, ngày nay, lỗi cũng về Bò : bị lợi dụng mà không biêt !
        Thật ra : thì  lỗi chính là  tại loài Người , đã dã tâm bóc lột cả Bò lẫn Ngựa. !
     Đúng thế : Người ta dùng Ngựa , Bò để mang nặng ,cầy bừa ,kéo xe;   
  Sau đó còn ăn thịt chúng , lột da,   lấy sữa của  con cái , v.vv..
Các loài vật khác cũng không tránh được số phận đớn đau : ngoài chuyện làm thức ăn ,nhậu ,cảnh  cá chậu , chim lồng, còn bị  dùng để nấu ,chế các món bổ ( thuốc mèo, mật gấu , hổ cốt , sừng tê giác,...),
-       làm vật cảnh , làm thí nghiệm cho các xưởng thuốc, làm trò xiếc,v...vv
            Ngoài ra , Người còn xâm chiếm cả thiên-nhiên :  sau khi đã khai-thác tài nguyên của Trái Đất , Họ dùng toàn những thứ lấy của loài vật , (cây cỏ , nước) ,các loại kim khí , các của hiếm ... mà thật ra loài vật cũng có quyền hưởng (!)
_ Người gây thiệt hại , ô nhiễm  môi trường,  kết-quả là Thời tiết  bây giờ thay đổi liên miên , các mùa nóng lạnh không rõ rệt , gió  bão làm sông ngòi lên , ngập lụt...
Trở lại với Ngựa và Bò : ngày nay, nếu có  tiến bộ  thì chỉ là  một số  người đã không ăn thịt chúng
 nhưng còn dùng  trong các cuộc chạy thi , lấy giải  lớn...Ở Ấn Độ có nơi làm Trại dưỡng Lão cho Bò (?) .
Tại các nước tân tiến ,có các hội bênh vực súc vật , đã có các đạo luật  cấm các hãng xiếc dùng loài vật.
 _ Người còn đối-xử không tôt với chính người : không vậy sao nhà Thi Hào Pháp , Paul Valéry đã nói :«  L'homme est un Loup pour l'Homme »

Paris Tết Ngựa (Giáp Ngọ) 2014

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Hoa si Ngoc Nga - Triển lãm cá nhân ở tuổi 75 (HTV7)


PHẠM NGỌC NGA (HTV7)


HÀ NỘI XƯA - Phố Tràng tiền (5)

TRẦN THANH NHÂN 


Hà Nội Xưa - Phố Tràng Tiền (5)


PHẦN V: HIỆU THUỐC J. BLANC & TIỆM ẢNH CỦA PIERRE DIEULEFILS

Julien Blanc hành nghề dược tại Hà nội từ năm 1886. Ban đầu ông hợp tác với Noël Reynaud mở "Hiệu thuốc tây và thuốc nam" Reynaud - Blanc, phố Hàng Khảm, trước là cửa hàng tạp hoá Paris, sau đó làm ăn một mình từ tháng sáu 1887.

Pierre Dieulefils (1862 – 1937) là nhà sản xuất bưu ảnh nổi tiếng nhất  tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Số lượng lớn nhất bưu ảnh của ông lên đến 5.000 bản. Nó giúp chúng ta khám phá mọi mặt đời sống thường ngày xứ Đông Dương trong giai đoạn 1885 và 1925.

Photobucket

Post lại ảnh entry trước. Hotel et Cafe de la Paix treo bạt che nắng. Một người đàn ông xách nước băng qua đường. Nhóm người di chuyển về phía góc phố. Hãy chú ý đến tấm biển hiệu treo trên cửa chính ngôi nhà đầu phố.
Photobucket

Đó là hiệu thuốc Jean Blanc ở góc đường Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Riviere (Ngô Quyền).  Hàng cây non mới trồng được đỡ bằng các thân tre. Chủ nhân hiệu thuốc có lẽ yêu thiên nhiên, ông cho đặt nhiều chậu cảnh trước nhà và trên hiên tầng hai. Bóng dáng các nhân viên người Việt trong hiệu thuốc phù hợp với mô tả nơi đây bán cả tân dược và đông dược (pharmacie française et indigène de l'Indochine)
Photobucket

Toàn cảnh ngã tư Tràng Tiền - Ngô Quyền nhìn từ sân thượng khách sạn Metropole. Thời kì này phổ biến loại biển hiệu bằng gỗ lắp nghiêng trên bờ mái.  Bên kia đường là Khách sạn Gà Trống Vàng (Hotel du Coq), tiếp đến là tiệm ảnh của Pierre Dieulefils, băng qua đường là hiệu thuốc J. Blanc

Photobucket

Hiệu thuốc J. Blanc năm 1904 nhìn từ góc phố bên số chẵn. Cột điện đầu nhà được thay thế bằng loại thép góc tán đinh rivet. Chỗ nhóm các bà hàng rong nghỉ chân là vỉa hè trước Nhà xuất bản F.H. Schneider (Imprimerie Typo-Lithographique F.H. Schneider) nay là tòa nhà International Center
Photobucket

Đứng trước hiệu thuốc J. Blanc nhìn về đầu phố. Nhà hát lớn lúc này chưa xây. Loại đèn đường thuộc thời kì đầu. Góc chụp này giúp xác định ngôi nhà thứ tư trong bốn ngôi nhà góc phố - Khách sạn Hà Nội

Photobucket

Đối tượng mô tả là khách sạn Metropole, tuy vậy trong khuôn hình thấy đủ 4 ngôi nhà, lần lượt theo chiều kim đồng hồ là NXB Schneider, KS Hà Nội, hiệu thuôc J. Blanc và hiệu ảnh P.Dieulefils.

 photo 372_001_zpse9632e24.jpg

Bưu ảnh gửi từ Hà Nội 13 tháng năm 1905.Trước nhà không còn hàng cây. Dòng chữ biển hiệu: Enseigne de boutique:Maison fondée en 1886 J. BLANC Pharmacien de 1re classe (Nhà thuốc thành lập năm 1886 J. Blanc Dược sĩ hạng nhất). Chú thích ghi rõ địa chỉ hiệu thuốc 31 đường Paul Bert (ngày nay là 33 Tràng Tiền)
Photobucket

Cùng góc chụp với ảnh trước, thời gian muộn hơn. Cột đèn giữa ngã tư thay bằng loại khác. Tuyến phố Tràng Tiền không còn cây xanh. Bốn ngôi nhà phô bầy đường nét kiến trúc của mình. Hiên khách sạn Gà Trống Vàng kéo bạt chống nắng. Cơn bão ngày 7/06/1903 đã làm gãy đỏ hàng loạt cây xanh phía trướckhách sạn Metropole
 photo 308_001_zpse7fd5a47.jpg

Hiệu thuốc J. Blanc và tiệm ảnh P. Dieulefils nhìn từ NXB Schneider. Phố Tràng Tiền không còn bóng cây. Dãy số lẻ có thể phân biệt rõ từng ngôi nhà: hiệu thuôc J. Blanc, Hotel et Cafe de la Paix (vói dãy bàn ghế kê trên hè), bách hóa anh em nhà Debeaux, và nhà Godard
. 
Photobucket

Ảnh crop thấy rõ hơn phía bức tường hồi tiệm ảnh P. Dieulefils, dưới chân cột điện, có một máy nước công cộng. P. Dieulefils mở thêm tiệm ảnh này năm 1905 bên cạnh địa chỉ ban đầu, đồng thời là nhà riêng của ông tại 53 Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống và Lê Thái Tổ ngày nay). Vị trí tiệm ảnh này ngày nay là Phòng triển lãm tranh.

Photobucket

Khách sạn Metropole vẫn mang hình dáng cũ, trong khi kiến trúc của NXB Schneider thay đổi. Máy nước công cộng vẫn đó, thời kì này ta bắt gặp trên phố những chiếc xe bồn gỗ bò kéo chở nước. Trên nóc khách sạn Hotel du Coq thấy rõ hình dáng con gà trống vươn cổ gáy, vị trí này ngày nay là chi nhánh GP Bank

Photobucket

Những năm 30 trào lưu kiến trúc theo phong cách Art Deco mở đầu bằng việc xây dựng lại khách sạn Terninus (ngày nay là nhà thông tin - triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng) lan ra khắp phố. Các ngôi nhà được xây lại hoặc sửa mặt tiền cho phù hợp xu thế chung. Khách sạn Hà Nội lúc này bị thu hẹp lại, phần diện tích ở góc phố mọc lên Ngân hàng Pháp – Hoa. NXB Schneider chuyển đổi thành hiệu sách MAG CHAF.

Photobucket

Ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền những năm 50. Bìa trái ảnh là một phần Cinema Palace (thời kì này là rạp Eden) với những khối vuông và ô tròn trên mặt tiền. Tầng một các ngôi nhà Hotel et Café de la Paix, hiệu thuốc J. Blanc có sửa sang cho hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ dáng dấp ban đầu. Ngôi nhà trước đây là tiệm ảnh của P. Dieulefils không rõ kinh doanh gì bởi sau năm 1913 P. Dieulefils trở về Pháp, giao tiệm ảnh này cho người khác quản lý. Tuy về sau, ông có quay lại Đông Dương để sáng tác, nhưng chủ yếu sống tại quê nhà Malestroit và mất vào năm 1937.
Photobucket

Mép trái bức ảnh thấy rõ trên hàng hiên ngôi nhà trước đây là tiệm ảnh Pierre Dieulefils có biểu tượng Gà Trống Vàng, hình như KS thôn tính tiệm ảnh xưa đeer mở rộng ra sát phố Tràng Tiền? Cửa sổ tầng một hiệu thuốc J. Blanc bị bít đi, nhưng cấu trúc gỗ tầng hai vẫn nguyên vẹn như ban đầu. Nhìn về phía Nhà hát lớn thấy rõ tấm biển Hanoi Hotel (sau 1954 đổi thành KS Dân Chủ) 

http://v5.cache4.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/41572372.jpg?redirect_counter=2

Ngày nay hiệu thuốc J. Blanc xưa là tiệm may Veston Bình Minh, phần đầu hồi quay sang phố Ngô Quyền là ATM Vietin Bank

 Và tiệm ảnh của nhà sản xuất bưu ảnh lớn nhất thời Pháp Pierre Dieulefils ngày nay là Triển lãm mỹ thuật, số nhà 36 Tràng Tiền (số cũ là 44 Paul Bert như thấy in trên mép trái bức bưu ảnh dưới)
Photobucket


Hachiko Monogatari - Chú chó trung thành




 
HACHIKO - CHÚ CHÓ TRUNG THÀNH


            
                       

Kỷ niệm đám cưới vàng (5 hay 6*) - Cám ơn của chủ tiệc. Khách ra vềTiễn khách)


               
                           

Kỷ niệm đám cưới vàng (áp chót*) - Các bạn chúc mừng







Kỷ niệm đám cưới vàng (*) - MC và nghệ sĩ ' cây nhà lá vườn '




 



Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nước mắt của rượu



   Mỗi dịp có bạn ở xa đến hay vào những lúc xuân về vợ chồng tôi hay rủ
bạn đi nếm rượu nho. Khu nếm rượu ở thành phố Woodinville, khoảng hai
mươi phút lái xe từ Seattle về phía đông bắc và cách nhà chúng tôi ba
mươi phút.
Trong thành phố này, những ngôi nhà nếm rượu nằm san sát nhau, mình
phải chọn một nơi nào nổi tiếng đẹp, lịch sự tiếp đãi nhất, có nhiều rượu khác nhau
nhất, để cho bõ công giới thiệu.Thời tiết và khung cảnh
của mỗi mùa làm cho rượu có mùi vị khác nhau dù cũng chỉ là chai rượu
đó. Cuối năm trời se lạnh nếm rượu nho với gió đông, khăn len quàng cổ
khác với cái thú nếm rượu nho với áo lụa mỏng và nắng của mùa hè.

Tôi hay tưởng tượng ra, rượu nếm trong mùa đông như gặp lại một người
bạn cũ (dù chai rượu rất mới) nó cho ta cái ấm áp thân thiện, nhớ về
một quá khứ xa lắc xa lơ, đẹp mà buồn buồn. Trong khi mùa hè, với cái
nắng rực rỡ, cái gió chướng nồng, nó làm mình trẻ lại, mình sôi nổi,
dõi hồn về những cánh đồng nho mình chưa hề một lần đặt chân đến. Ngụm
rượu trôi xuống cuống họng khó mà đoán tuổi.

Hai người em họ của chồng tôi từ xa tới, họ du lịch mùa đông và ghé
thăm chúng tôi. Tôi đề nghị mời họ đi nếm rượu. Đã lâu lắm chúng tôi
không đi nếm rượu vào mùa đông nên thấy nhớ.

Nơi chúng tôi tới kỳ này là DeLille Cellars/Grand Estate Wine Club.
Mặc dù chúng tôi không phải là hội viên. Nơi đây họ luôn đón khách
mới, thỉnh thoảng có tuần cho nếm rượu miễn phí để có dịp mời khách
vào hội. Dân Seattle đánh giá nơi nếm rượu này thuộc có hạng trên
trung bình về cả khung cảnh, cách tiếp đón và dĩ nhiên là về RƯỢU.

Ngoài ba gian trong nhà chính, tiệm còn nới thêm ra ngoài những gian
phụ thuộc bằng những bức tường plastic trắng đục căng lên, có để máy
sưởi để tiếp khách. Cả tiệm không có ghế cho khách ngồi, chỉ có những
cái bàn đứng làm bằng những phuy rượu đã cạn, úp ngược lại, trên mỗi
mặt phuy là mặt kính tròn, đặt trên đó một bình hoa rất nhỏ, một cái
đèn thắp nến, một tờ giấy kê tên những chai rượu sẽ được nếm trong
ngày, thường là từ bốn đến năm chai. Người nếm rượu sẽ đứng chung
quanh thùng, nhân viên sẽ ra giới thiệu và rót từng thứ một cho khách
nếm. Khung cảnh ấm áp và sang trọng nhưng vẫn thân mật, nên thơ.

Hôm nay chúng tôi sẽ được nếm tới năm thứ rượu khác nhau.

Uống rượu nho không thể ngửa cổ uống ực một ngụm như rượu mạnh, hay
uống một hơi hết nửa chai như uống bia. Rượu nho vào miệng, nó cần ở
lại một chút, để người uống nghe ngóng cái vị rượu tan trên lưỡi, lan
ra chung quanh miệng trước khi đi xuống cổ họng. Khi xuống đến cổ
họng, người hiểu biết về rượu có thể đoán được tuổi của ngụm rượu mình
mới nhấp.

Dòng rượu đầu tiên rót xuống ly là của DeLille Cellars 2012 Chaleur
Estate Blanc, giá $35 một chai. Đã cho ra 1400 két. (65% Sauvignon
Blanc, 35% Semillon)

Tuy tuổi rượu mới gần lên hai, nhưng khi rượu tan trong miệng hương vị
nồng đượm phong phú, rượu được giới thiệu là có hương vị của khế, dưa
hấu và lá bạc hà. Lúc rượu trôi xuống cuống họng không thấy khô và
nóng, nó cho một vị hơi ngòn ngọt của trái cây nhiệt đới. Cả bốn chúng
tôi cùng đồng ý là chai rượu trắng này trên trung bình.

Chai thứ hai của Doyenne 2011 Signature Syrah, giá $40 một chai. Đã
cho ra 656 két. (98% Syrah, 2% Viognier, 100% Red Mountain AVA)

Ngụm rượu này khô và hương rượu không đượm, nó có mùi dâu dại (black
berries và raspberries) Khi xuống đến cuống họng thấy vị rượu mạnh hẳn
lên, hơi khô.

Chúng tôi không thích lắm.

Nếm xong ly thứ hai thì nhân viên ra nói chuyện, mang bánh lạt
crackers và nước lạnh ra. Chúng tôi mỗi người chiêu một ngụm nhỏ nước
lạnh như tráng miệng và thông cuống họng cho hết mùi rượu cũ để tiếp
tục nếm rượu mới.

Tôi nghĩ đến những lần vào khu bán mỹ phẩm bị các cô bán hàng xịt một
chút nước hoa vào cườm tay cho mình ngửi, ngửi đến mùi thứ ba thì mũi
mình hoàn toàn không phân biệt được mùi hương nào mình thích nữa.
Choáng váng cả đầu và đôi khi còn bị dị ứng, hắt hơi.

Nếm rượu đôi khi cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự nhất là những
người không sành rượu lắm như tôi.

Nhưng chai rượu thứ ba thì thật tuyệt vời. Tôi lắc khẽ phần rượu trong
ly, chiếc ly thủy tinh mỏng, trong suốt và rộng miệng, nhìn mầu đỏ bám
vào thành ly rồi trôi nhè nhẹ xuống đáy ly, ngẫm nghĩ: những người có
tâm hồn tài tử đã văn chương hóa, gọi là: “Nước mắt của rượu” (wine
tears) Những giọt nước mắt hồng, thật là đẹp!

Tôi nhớ một câu thơ trong bài Chào Nguyên Xuân của Bùi Giáng: “Xin
chào nhau giữa làn môi/Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam…” mang ra đọc
lúc này là đúng nhất.

Thật ra, người sành rượu chỉ nhìn sự đậm đặc của những giọt lệ rượu
này có thể đoán được độ cồn của nó.

Nếm khẽ khàng một ngụm nhỏ, để rượu tan trên lưỡi, mùi thơm của nó
thấy nồng nàn nhưng mềm mại, như một phụ nữ vừa có sắc vừa có nhân
dáng lại biết yêu thơ. Đó là rượu của Doyenne 2011 Aix, giá $38 một
chai. Đã cho ra 1220 két. (71% Syrah, 29% Cabernet Sauvignon)

Đến đây thì tôi ngừng lại không nếm nữa vì cái miệng tôi đã bắt đầu
bối rối với hương vị. Tôi để ba người còn lại nếm tiếp hai chai nữa.
Tôi nói:

-Rượu giống như phụ nữ, nếu anh yêu người đó, cô ta là người đẹp trong
mắt anh. Anh thích vị của chai rượu này, thì đó là một chai rượu ngon
cho anh.Tôi sẽ mua chai rượu thứ ba có tên “Aix” này. Bây giờ các bạn
tiếp tục nếm, tôi đi lang thang.

Tôi đi ngắm nghía chỗ này chỗ kia trong tiệm rượu, vừa đi vừa nghĩ đến rượu.
Người Việt Nam mình không quen uống rượu nho, nhưng thời xa xưa ông
cha mình ai mà không uống rượu gạo (rượu đế hay nếp than) rồi sau này
lớp trẻ uống bia và rượu mạnh.

Rượu không thể thiếu khi có khách quý đến, bắt buộc phải có lúc xuân về.
Tiễn nhau nước mắt cũng rơi trong tiệc rượu, cưới hỏi cũng phải có
rượu. Tạ ơn cũng biếu rượu.

Tôi không phải người giỏi về rượu nho, cũng không nghiện, chỉ trung
bình một nửa ly nhỏ cho bữa ăn chiều, hay khi có bạn đến nhà thì rót
đầy hơn một chút (để lấy cớ cho rượu vào lời ra).

Nhưng tôi thích hương thơm và màu sắc của rượu nho. Màu đỏ của rượu
nho đẹp và thơ mộng. Rượu nho gây cảm hứng cho thơ hay nói một cách
khác: thơ ở trong rượu nho.
Tôi nhớ một thi sĩ Nhật nào đó đã nói: “Thơ là rượu bốc hơi”. Và thi
sĩ người Tô Cách Lan, Robert Louis Stevenson cũng cùng một ý tương tự:
“Rượu là thơ đóng chai (Wine is bottled poetry.)

Thấy chưa! Hai thứ đó phải đi với nhau.

Tôi không muốn giới thiệu cho bạn sự hiểu biết của mình về rượu; như
xuất xứ của từng loại rượu, hoặc ăn món này thì phải uống rượu kia,
hay nói tên về những cánh đồng nho tận chốn xa xăm nào đó, hoặc dẫn
chứng một vài tên tuổi của văn nhân hay các đại lưu linh nói về rượu.
Vì tôi biết sau khi đọc, người không thường uống rượu nhiều sẽ quên
ngay.

Đối với tôi, hai cái quý nhất của rượu nho là hương thơm và mầu sắc,
nó đẹp như những vần thơ. Một câu thơ hay khi đọc lên ta có cảm tưởng
ngửi được hương thơm của thơ và nhìn thấy mầu của câu thơ ửng hiện.
Rượu nho không phải toàn một màu đỏ đậm mà người Việt mình hay gọi là
“Màu đỏ Bordeaux” chỉ nơi xuất xứ rượu nho của Pháp. Rượu nho đỏ có
nhiều gam màu khác nhau: đỏ nhạt, đỏ đậm, cam nhạt, cam đậm, nâu nhạt,
nâu đậm hay ngả màu tím tro, v. v.

Khi cất rượu, người ta cất riêng từng loại nho, khi đóng chai mới là
lúc người ta pha vào nhau, nên khi uống, người sành rượu tìm thấy ở
trong ngụm rượu có những vị khác nhau như: mùi vị của các loại dâu
chín, các loại bạc hà, mùi trái cây nhiệt đới hay vị ngọt của mocha,
của vanilla, v.v.

Thỉnh thoảng uống được ngụm rượu có được cái mùi gỗ của thùng phuy,
tôi cũng thích lắm.

Tôi không sành rượu và cầu kỳ như nhiều người. Không đòi hỏi phải chia
rượu ra nhiều loại khác nhau để ăn với những thức ăn khác nhau. Tôi để
những người khác làm việc đó, và khi ly rượu được đưa đến tay, tôi
thong thả nhấp ngụm rượu (đã được nghe tiểu sử) như thong thả đọc một
câu thơ. Cái lâng lâng mềm mại của rượu nho, chỉ cạn một ly cũng đủ
làm tôi say lắm rồi. Thấy cả mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao vây
quanh mình.

Em vừa uống xong ly rượu
mặt em đỏ như mặt trời
tim em mặt trăng òa vỡ
bàn tay em như cành hoa
nở nhưng bông hoa sao nhỏ (1)

Thi sĩ, văn sĩ Việt cũng mang rượu vào văn chương nhiều lắm. Và họ đã
cho ta thấy từ ngày trước thi sĩ đã đặt phụ nữ ngang hàng với rượu hay
cũng vì phụ nữ mà rượu thêm say. Nhờ đó ta thấy đúng là: Rượu, thơ,
tình yêu và phụ nữ đã đi chung với nhau trong nhiều chặng đường của
đời sống. Hay nói một cách khác những thứ này cùng có một sức quyến rũ
như nhau và làm cho đàn ông hệ lụy.

Những câu thơ được nhắc đi nhắc lại một thời:

Một trà một rượu một đàn bà

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. (Tú Xương)

Em thà coi như hơi rượu cay (Thâm Tâm)

Em ơi lửa tắt bình khô rượuĐời vắng em rồi vui với ai. (Vũ Hoàng Chương)

Bốn câu thơ bất hủ để đời của thi sĩ Trung Hoa Vương Hàn, còn cho thấy

rượu đi vào trận mạc cùng vó ngựa.

Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi

Giục ẩm tì bà mã thượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Bồ đào rót chén dạ quang

Muốn say trên ngựa tiếng đàn giục đi

Xưa nay chinh chiến ai về

Nằm say bãi cát ai chê mặc người (tmt-dịch)

Rồi từ trận mạc trở về, rượu cũng được mang ra đón người xuống ngựa.

Xin vì chàng cất bào cởi giáp

Xin vì chàng giũ lớp phong sương

Vì chàng tay chuốc chén vàng (Chinh Phụ Ngâm)

Nói về thơ và rượu thì vô cùng tận. Có thể viết đến cả trăm trang giấy

cũng không đủ, tôi nhớ câu nói chơi chữ của ông Thi sĩ lừng lẫy người

Pháp, Charles Baudelaire: “Người yêu là một chai rượu, vợ là một cái

chai đựng rượu” (Sweetheart is a bottle of wine, a wife is a wine

bottle) Nó khác nhau ở chỗ chai rượu chắc chắn là có rượu trong đó,

uống nó cho ta ngây ngất. Còn chai đựng rượu chưa chắc đã đựng rượu,

nó có thể dùng để đựng một thứ khác như nước lạnh, dấm… hoặc chai

không.

Mặc dù câu ví von này nghe hay nhưng hơi bất công, bạc bẽo với vợ. Cái

chai rượu thành chai không cũng do chàng uống hết chứ ai.

Đẹp nhất vẫn là hình ảnh của “Những giọt nước mắt hồng” ai đó đã hình

dung ra khi nhìn những giọt rượu lăn nhè nhẹ từ thành ly xuống đáy.

Như cả một câu thơ đang từ từ trôi xuống, như những giọt lệ của một mối tình.




Nhớ không em những giọt rượu trên môi

đã để lại trong anh những giọt nước mắt hồng

em có về xin cúi nhặt những mảnh thủy tinh

trái tim anh, chiếc ly đã vỡ.


Thư bạn từ Yahoo