Translate

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

HỌC TRÒ BIẾT ƠN THẦY



HỌC TRÒ BIẾT ƠN THẦY

Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bấy giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà rằng: “Tôi là Carnot, thầy còn nhớ tôi không?” Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: “Ta bình sanh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.”

Giải nghĩa: Rảnh việc: Không có việc phải làm, thong thả. Bình sanh: sống ở đời. Sự nghiệp: những gì đáng kể do mình xây dựng nên trong cuộc sống.

Chú thích (Mai Thế Trạch) :
Carnot, Sadi Carnot, tên đày đủ là Marie François Sadi Carnot  (11 tháng 8 năm 1837 - 25 tháng 6 năm 1894) là một nhà chính trị Pháp. Ông là tổng thống Đệ tam cộng hoà Pháp giai đoạn 1887 đến khi bị ám sát vào năm 1894. Năm 1888, tổng thống Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội.  link http://vi.wikipedia.org/wiki/Marie_Fran%C3%A7ois_Sadi_Carnot

Tràng : trường (phát âm miền Bắc)
Nguồn : Quốc văn giáo khoa thư (Nguồn: e-thuvien.com)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét