Translate

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

MẬT KHẨU

MẬT KHẨU 




Vợ  giúp chồng cài đặt cái laptop mới mua. Khi hoàn tất nàng bảo chàng phải chọn một mật khẩu và cần nhớ lấy để có thể mở laptop phiên làm việc sau.

Chàng là loại hơi tàng tàng … muốn gửi cho nàng một tin nhắn . Gãi đầu rồi chọn mật khẩu và nóng lòng chờ phản ứng. Khi laptop hỏi mật khẩu chàng  nhìn nàng vẻ quyến dũ và bắt đầu gõ 







Và khi hoàn tất chàng gõ enter

Nàng liếc vào mãn hình rồi phá lên cười, cười nghiêng ngả, lăn ra đất.

Màn hình thể hiện dòng chữ :


NGẮN QUÁ. KHÔNG VÀO ĐƯỢC


Nguồn : email từ một người bạn.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Vinh danh GS và PGS năm 2013



Vinh danh 571 tân giáo sư, phó giáo sư
18/11/2013 14:17 (GMT + 7)
TTO - 57 tân giáo sư và 514 phó giáo sư được công nhận năm 2013 đã cùng được vinh danh tại Lễ công bố quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được tổ chức ngày 18-11 trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.



Ông Đinh Thế Huynh - trưởng ban tuyên giáo TƯ và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trao  
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho hay các tân GS, PGS có xu hướng ngày càng trẻ hơn. Trong 57 GS, người cao tuổi nhất GS Lê Nguyệt Nga (ngành thể dục thể thao, 72 tuổi), người trẻ nhất là GS Trần Đình Hòa (ngành Thủy lợi, 43 tuổi), PGS cao tuổi nhất là PGS Lê Văn Thơm (ngành Hóa học, 72 tuổi), PGS trẻ nhất là PGS Lê Anh Vinh (ngành Toán học, 30 tuổi).
Trong số 57 GS chỉ có 3 nữ, trong số 514 PGS có 116 nữ. Năm nay, có 6 PGS thuộc dân tộc ít người, trong đó 2 người dân tộc Hoa, 3 dân tộc Tày và 1 dân tộc Thái.
Trong khi đó, kể từ năm 2009 đến hết 2013, số tân GS, PGS ở Hà Nội chiếm gần 3/4, ở TP.HCM là hơn 10% và tất cả các tỉnh và thành phố còn lại chỉ chiếm gần 16%. Đặc biệt, năm 2013 là năm đầu tiên chứng kiến một cặp vợ chồng cùng được công nhận chức danh PGS, đó là tân PGS Nguyễn Anh Tuấn (54 tuổi) ngành Y học và tân PGS Ngô Kim Chi (50 tuổi), ngành Hóa học.
Phát biểu chúc mừng các tân GS, PGS, ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương khẳng định chủ trương xét công nhận chức danh khoa học, phong học hàm GS, PGS trước đây và việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS cho các nhà giáo, nhà khoa học hiện nay đều nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có phẩm chất và trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Chia sẻ cảm xúc đặc biệt tại buổi lễ, GS Trần Đình Hòa - GS trẻ nhất năm 2013, cũng là người được đặc cách công nhận GS năm nay, bày tỏ sự thấm thía với suy nghĩ và quan điểm của GS Ngô Bảo Châu khi khẳng định sự trưởng thành của cá nhân ông một phần do đã được làm việc với các nhà khoa học “không chỉ làm chuyên môn mà còn trao cho các nhà khoa học trẻ như chúng tôi nhiều cơ hội và đã cùng nỗ lực để phát triển cả trong khoa học và trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, GS Hòa cũng trăn trở vẫn còn nhiều nhà khoa học giỏi, có những đóng góp to lớn, rất thiết thực và hiệu quả, có khi âm thầm, có khi hiện hữu nhưng vẫn chưa được vinh danh. “Vẫn còn đó sự lựa chọn khó khăn giữa những lo toan của đời sống thường ngày với sự tập trung cho công việc đào tạo, nghiên cứu của các nhà giáo, nhà khoa học (...). Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa của Đảng, Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới và ban hành các quy định, quy chế cụ thể, thật sự đi vào cuộc sống, tạo dựng được môi trường làm việc thẳng thắn, cởi mở và chuyên nghiệp giúp các nhà giáo, nhà khoa học lấy công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là mục đích duy nhất, là khởi nguồn của mọi đam mê khoa học, là động lực lớn lao nhất trong công việc hàng ngày” - GS Hòa nhấn mạnh.



Mai Tuấn Anh bên bia Tiến sĩ cụ tổ 7 đời họ Mai tại Văn Miếu

NGỌC HÀ - NGUYỄN XOÀI
(Mai Tuấn Anh được công nhận PGS năm 2013 số thứ tự 429/PGS)


HỌC TRÒ BIẾT ƠN THẦY



HỌC TRÒ BIẾT ƠN THẦY

Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bấy giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà rằng: “Tôi là Carnot, thầy còn nhớ tôi không?” Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: “Ta bình sanh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay.”

Giải nghĩa: Rảnh việc: Không có việc phải làm, thong thả. Bình sanh: sống ở đời. Sự nghiệp: những gì đáng kể do mình xây dựng nên trong cuộc sống.

Chú thích (Mai Thế Trạch) :
Carnot, Sadi Carnot, tên đày đủ là Marie François Sadi Carnot  (11 tháng 8 năm 1837 - 25 tháng 6 năm 1894) là một nhà chính trị Pháp. Ông là tổng thống Đệ tam cộng hoà Pháp giai đoạn 1887 đến khi bị ám sát vào năm 1894. Năm 1888, tổng thống Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội.  link http://vi.wikipedia.org/wiki/Marie_Fran%C3%A7ois_Sadi_Carnot

Tràng : trường (phát âm miền Bắc)
Nguồn : Quốc văn giáo khoa thư (Nguồn: e-thuvien.com)


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Phỏng vấn một bác xích lô.

XICH LO SAI GON

MAI TRẦN VŨ (Valladolid. Tây Ban Nha)

Thư của  con trai Mai Trần Vũ, Kỹ sư cơ khí Công Ty Renault chi nhánh Valladolid (Tây Ban Nha) gửi bố Mai Thế Đức (Paris).

Con chào Ba,
Ba có thể dịch giúp con lời thoại cuộc phỏng vấn này không ? Con cần để đăng trên blog XICLO của con. Đúng là hơi dài nhưng con muốn có vài câu chuyện hay ho nào đó để kể (cho mọi người).
Con cám ơn Ba trước,
Con Vũ.   




Đăng bởi Mai Thế Trạch. TP.Hồ Chí Minh tháng 11/2013