Translate
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015
NGỌ BÁO (2)
Thành
kính tưởng nhớ Chú Micro một người tài hoa mệnh bạc !
Micro: người biên tập viên đặc biệt phụ trương “Nghệ thuật thứ
bảy”
Ngày trước các báo muốn hấp dẫn bạn đọc thì cần có nhiều bài,
nhiều phụ trương hay và đẹp. Tuyệt đối không có kiểu câu view với các đề tài, giết, hiếp, cướp đầy rẫy mặt báo như một số báo chí ngày nay.
Tôi nhớ suốt những năm 30-40 chỉ có một,
hai vụ trọng án mà vụ án giết người rùng
rợn nhất được đăng là vụ “ Cô Cúc
giết ông huyện Trường bằng 34 nhát dao”.
Ngày 7/6/1940 cô Cúc bị
xử ở tòa Đại hình tỉnh Bắc giang. Luật sư bào chữa là ông Maillet, một luật sư
giỏi người Pháp. Mức án được tuyên là 2 năm 6 tháng tù treo. Sở dĩ án phạt nhẹ
là vì có các yếu tố giảm khinh : bị tình phụ và lừa dối (Trường thực ra đã có
vợ), bị chấn thương thần kinh do bị tình phụ, tội danh đúng ra là cố ý giết
người (tội chỉ đáng xử tại tòa tiểu hình).
Giờ ta hãy quay lại với chủ đề chính của bài đăng này là phụ
trương Xi nê ma, Xi nê (Cinéma, Ciné), trong bài dùng xi nê cho tiện.
Hơn nửa thế kỷ đã qua nên tôi
không còn nhớ chính xác nội dung các chương mục của tờ phụ trương này nữa.
Nhưng đã là một phụ trương chuyên vè xi nê nên chắc chỉ bàn chuyện xi nê mà
thôi, đó là : bình luận phim đã chiếu, giới thiệu phim sắp chiếu có tóm tắt (bạn đọc rất thích mục này vì thời đó phim không có phụ đề tiếng Việt, và nhiều người không biết ngoại ngữ), hình ảnh thân thế và sự nghiệp các ngôi sao (minh tinh) màn bạc, các công đoạn (‘bếp núc’) của một cuốn phim v…v.
Riêng có một mục đặc biệt chỉ thấy trên phụ trương xi nê của Ngọ báo là mục “Cháo Vịt”.
Xi nê còn được tôn vinh là Nghệ thuật thứ bảy. Tôi đã được đọc nhiều bài thú vị trên phụ trương này
dưới bút hiệu Micro. Không biết Micro có phải là người phụ trách trang Nghệ thuật thứ bảy không hay chỉ là
người cộng tác ? Điều đó không quan trọng, cái chính là người ta rất thích các
bài viết của cây bút này.
Vậy Micro là ai ? Tôi không biết đích xác vì chưa từng gặp mặt,
chỉ nghe trong gia đình kể lại. Ông vào hàng chú của tôi tên thật là Bùi
Xuân Như, con út của cụ Bùi Xuân Thành. Tôi cũng không rõ năm sinh, năm
mất của ông vì chưa có dịp hỏi, nhưng chắc ông mất lúc còn trẻ. Đoán như vậy vì
cuối năm 1947 khi bắt đầu kháng chiến chống Pháp bà cụ thân sinh ra ông cùng người
con dâu bế một em bé khoảng trên một tuổi quấn khăn tang đi qua quê nhà tôi để
lên Thái Nguyên. Chắc ông lúc đó sấp sỉ 30 tuổi ? Lại nhớ câu “Người đẹp thường chết yểu. Thi nhân đầu bạc
sớm hơn ai !”
Nhờ đọc phụ trương Nghệ
thuật thứ bảy của Ngọ báo (và các báo khác nữa) tôi cũng biết một ít chuyện
về xi nê, màn bạc, các ngôi sao, phim câm và phim nói. Xin được ôn lại một vài
điều để tham khảo.
Khác với ảnh (photo), Điện
ảnh (xinê) là các khung hình chuyển động với một tốc độ đã định (24
hình/giây) để tạo ra một chuỗi ảnh liên tiếp là cuốn phim. Đầu tiên phim chỉ có
hình ảnh động không có âm thanh gọi là phim câm (năm 1895). Hãng Warner Bros. của Hollywood là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng kỹ thuật thu tiếng đồng bộ (năm 1926 ). Ở Âu – Mỹ phim câm hầu như không còn chiếu từ 1930 trở về sau, tại VN chắc ngưng chiếu muộn hơn.
Nghệ thuật thứ bảy – màn bạc
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp. Vì lý do đó, từ "màn bạc" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng và sáng như bạc).
Không phải thời kỳ phim câm không có Nghệ thuật thứ bảy. Chỉ trích giới thiệu một số phim câm nổi tiếng mà các cụ U70-80 có thể đã xem hay nghe nói ở VN như : The General (1927, phim Mỹ) của Buster Keaton, Metropolis (1927, phim Đức) của Fritz Lang, Thời đại tân kỳ (Modern Times 1936, phim Mỹ) của Charlie Chaplin, The Kid (1921, phim Mỹ) của Charlie Chaplin, Chiến hạm Potyomkin (Броненосец Потёмкин, 1925, phim Liên Xô) của Sergei Eise phim này sau 1954 có lần đã chiếu tại Hà Nội và sau này cả ở toàn quốc.
Trên phụ trương Nghệ thuật
thứ bảy nhờ Micro tôi đã đươc biết đến các ngôi sao của cả hai thời kỳ phim
câm và phim nói sau này.
Phim câm của Mỹ thì có Buster Keaton, Charlot (Charlie Chaplin),
Laurel và Hardy, anh em nhà Marx (gồm Chico, Harpo, Groucho, Gummo và Zeppo. Gummo
và Zeppo sau bỏ nghề điện ảnh).
- Với
Charlot ai mà quên được phim Thời đại tân
kỳ (Modern Times 1936)
với những cảnh cười ra nước mắt có ý phê phán kiểu sản xuất theo dây chuyền
đang manh nha tại Mỹ ; những thước phim cảm động của người con gái mù được một
thanh niên đường phố tặng hoa trong Ánh
sáng đô thị (City Lights. 1931) ; hay trầm trồ
với các bước nhảy khéo léo của hai ổ bánh mỳ thay cho hai chân người nhảy. Một
phu mỏ đào vàng (do Charlot thủ vai) đã thực hiện bằng hai bàn tay những bước nhảy đó trong Đổ xô đi tìm vàng (The gold rush). Kẻ độc tài (The Great Dictator.1940), nhắm vào đả kích Adolf Hitler.
Charlot nổi tiếng đến nỗi người ta phiên âm
tên ông là Sác lô, Vua hề Sác lô cho dễ
nhớ. Nhiều danh hài VN cũng bắt chiếc lấy tên Charlot đặt trước tên mình,
thí dụ Charlot M., Charlot T. v..v
- Anh
em nhà Marx (Marx Brothers) cũng nổi tiếng với những phim trong đó tiêu biểu có :
A Night in Casablanca
(1946)
Duck Soup (1933) tiếng Việt dịch là Cháo vịt. Tôi chắc
Micro phải thích phim này lắm nên ông mới lấy Cháo vịt đặt tên cho một chuyên mục
của tờ phụ trương này.
Anh em nhà
Marx có 5 người nhưng thường xuyên đóng phim chỉ có Chico,
Harpo, Groucho còn Gummo và Zeppo sớm chuyển sang hoạt động khác. Đôi ba phim
có 4 người, riêng phim Cháo vịt là đủ mặt cả 5 anh em nhà Marx tham gia.
- Cái
khác nhau về thể hình một mập, một ốm của cặp
Laurel, Hardy cũng đủ gây cười chưa kể đến sự vụng về đụng đâu hư đó cũng
làm người xem cười muốn té ghế.
Thời kỳ phim có âm thanh
Phim có âm thanh xuất hiện đã mang thêm sức sống cho cả ngành công nghiệp điện ảnh. Micro cũng thêm đất dụng võ. Ông giới thiệu những gương mặt mới.
- Pháp có Arletty (nữ), Fernandel,
Jean Gabin,
Raimu và Michel Simon (nam).
- Mỹ có Hollywood (phiên âm tiếng Việt là
Hồ-ly-vọng) được coi là kinh đô của Nghệ thuật thứ bảy của nước Mỹ với các hãng
phim khổng lồ MGM (Metro-Goldwyn-Mayer), Paramount, Columbia, RKO, Warner
Brothers, Universal v..v và rất nhiều diễn viên tài giỏi đã thống trị kỹ nghệ
điện ảnh trong một thời gian dài. Hãy điểm qua một số gương mặt nổi tiếng :
- John Wayne1939: La Chevauchée
fantastique (Stagecoach) , một phim cao bồi kinh điển,
đạo diễn John Ford.
- Clark Gable 1939 : với Cuốn theo chiều
gió (Gone with the Wind) một trong những phim màu đầu tiên, cũng có thời lượng
vô địch 4 tiếng.
- Robert Taylor & Vivien Leigh (nữ)
trong Waterloo Bridge (La valse dans l’ombre. 1940).
- Johnny Weissmuler với loạt phim về
Tarzan. Anh là diễn viên cự phách trong vai Tarzan, đóng nhiều phim loại này
nhất. Chỉ riêng từ 1932 đến 1948 anh đã có 12 phim.
Nữ thì cũng xin kể mấy diễn viên
tôi thích đã được Micro điểm danh :
- Shirley Temple, xứng đáng với hỗn danh ngôi sao nhí (sinh năm 1928), khi 6 tuổi
năm 1934 đã nổi danh với phim Bright Eyes
và hàng loạt phim hay khác.
- Deanna Durbin nổi danh minh tinh màn bạc
khi 14 tuổi với một loạt phim âm nhạc Three Smart Girls (1936), năm sau
tiếp theo là One hundred men and a girl, Three Smart Girls Grow Up)1939 và Hers to hold 1943.
- Marlene Dietrich, Greta Garbo diễn xuất
rất hay nhưng phim của các ngôi sao này là loại tâm lý xã hội nặng nề, kén
người xem nên khán giả ít hâm mộ.
Sẽ là một thiếu sót nếu ta
quên không nói đến Walt Disney (1901- 1966), người họa sỹ tài hoa, cha đẻ của
các nhân vật của phim hoạt hình : chuột Mickey,
chó Pluto, vịt Donald. Ông cũng là tác giả của những bộ phim hoạt hình có giá trị như
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
(1937), Chú voi biết bay
Dumbo (1941 "Dumbo"), Chú nai Bambi (1942,
"Bambi"), Fantasia
(1940) loại phim minh họa tài tình các bản nhạc cổ điển có giá trị của
Beethoven, Tchaikowski v…v với những thước phim hoạt hình tuyệt mỹ.
Cháo vịt (Duck soup)
1.
Tiếng hú của Tarzan.
Phim Tarzan là một phim rất được ưa chuộng. Cốt truyện ly
kỳ, có nhiều bầy thú dữ như sư tử, hổ báo, hắc tinh tinh, voi là những con thú
mà ta thường chỉ đôi khi được xem trong Sở thú hay rạp Xiếc. Rồi còn những màn
vật lộn với cá sấu dưới sông, đu dây leo trốn chạy trên cây cao. Đoạn kết lại
có hậu vì thế hay được chiếu trong dịp Tết.Khi gặp nguy hiểm, khi cần gọi các bạn là bầy voi, hắc tinh tinh đến cứu nguy Tarzan thường đưa tay lên làm loa miệng hú gọi. Tiếng hú Tarzan vang rất xa rất to. Các bạn của Tarzan biết tiếng hú đó là tiếng của người mà chúng tôn sùng như “Chúa tể rừng xanh” kêu cứu nên ùn ùn kéo đến.
Tiếng hú Tarzan, theo lời kể lại của (David Wallechinsky trong cuốn Complete Book of the Olympics) có một lịch sử ra đời rất bi hài. Trong lúc đang quay một cảnh trong phim ‘Tarzan et sa compagne’ (1934. Tarzan và bạn đồng hành). Theo kịch bản Tarzan phải đu trên những rễ dây leo trên tàng cây cao từ cây nọ sang cây kia để chạy trốn. Đến điểm X đã định sẽ có bạn nữ đồng hành đợi sẵn. Bạn sẽ nhảy lên người Tarzan ôm lấy anh để cùng đu dây trốn đi. Đoàn làm phim cũng di chuyển theo, người ghi hình kẻ thu tiếng công việc êm xuôi. Vừa đến trường đoạn bạn đồng hành nữ (do Maureen O'Hara thủ vai, có tài liệu nói là Maureen O’ Sullivan) nhảy lên bám vào người Tarzan thì trên màn hình cảnh vật nghiêng ngả mờ ảo, như có người ngã xuống. Trong khi máy thu tiếng ghi được một tiếng rú rất to nghe rùng rợn, man rợ. Hóa ra vì Tarzan có một cơ thể đẹp, cơ bắp cuồn cuộn. Nhà quay phim muốn khi lên hình các cơ bắp đó phải nổi bật nên đã cho thoa khắp người chàng một lớp dầu bóng. Vì thế khi Maureen O'Hara/Maureen O’ Sullivan nhảy bám vào người chàng thì bị trơn tuột suýt rơi xuống đất. May ở giây cuối cùng nàng tóm chặt được ‘của quý’ là phần duy nhất trên người không bị bôi trơn do có chiếc khố da báo che phủ. Tác giả câu chuyện kết luận. Tiếng hú Tarzan chỉ là một tiếng thét do đau đớn thể xác mà thôi, nhưng hiệu quả màn ảnh của nó lại hết sức hiệu quả và con để lại mãi sau này. Câu chuyện này không có thật do đoàn quay bịa ra để chọc ghẹo Tarzan mà thôi !
2.Từ một diễn viên điện ảnh nhỏ tuổi nhất đoạt giải Oscar trở thành nhà ngoại giao.
Shirley Temple Black (nhũ danh Temple, sinh ngày 23 tháng 4
năm 1928
mất ngày 10 tháng 2 năm 2014) từng là ngôi sao nhí, nữ diễn viên điện ảnh, vũ
công nhảy thiết hài (claquettes), ca sĩ, nhà viết tự truyện người Mỹ, nguyên đại sứ
Hoa Kỳ
tại Ghana
và Tiệp Khắc. Bà còn là nữ diễn viên tài năng và là người nhỏ tuổi
nhất trong lịch sử điện ảnh đoạt tượng vàng Oscar.
3. Vận động viên có huy chương Olympic biến
thành Chúa tể rừng xanhJohnny Weissmuller là một vận động viên bơi lội Mỹ gốc Hungary. Anh đã hai lần đoạt giải Olympic năm 1924 và 1928. Anh là người đã đóng nhiều phim Tarzan nhất : 12 phim trong khoảng từ 1932 đến 1948. Lần đầu chọn người đóng Tarzan anh phải so tài với Clark Gable. Nhờ có cơ bắp vượt trội và tài bơi lội (khen phò mã tốt áo) giỏi hơn nên anh đã được chọn để đóng vai Chúa tể rừng xanh cùng vợ là Jane (Maureen O’Hara đóng) và có bạn là chú khỉ hắc tinh tinh Cheetah rất tinh khôn. Trên phim ta thường thấy khỉ Cheetah bóp trộm ống kem đánh răng của Jane mà chén rất ngon lành.
4. Phim Waterloo Bridge (La valse dans l’ombre, tên Việt ‘Vũ điệu trong bóng mờ’) và những cơn mưa nước mắt của các thiếu nữ Hà Nội.
Chuyện phim kể lại một cuộc tình bi thảm giữa một sỹ quan (Bob) dòng dõi quý tộc và một cô vũ công(Vivian) tập sự nghèo. Trước khi ra trận Bob có tặng Vivian một con búp bê nhựa làm kỷ niệm. Trong chiến tranh gian khổ Vivian phải bỏ học đi làm ‘gái bán hoa’ đắp đổi qua ngày. Rồi chiến tranh cũng chấm rứt Bob quay lại trường múa xưa tìm Vivian nhưng không gặp. Một ngày kia Bob tình cờ lên cầu Waterloo, là nơi chàng và nàng gặp nhau lần đầu tiên, thì chợt trông thấy người xưa.
Mừng mừng tủi tủi hai người dều cảm động. Bob yêu cầu nối lại mối tình xưa. Nhớ lại quá khứ của mình đã bị làm hoen ố nàng ngần ngừ xin để trả lời sau. Hỏi khi nào sẽ gặp lại nàng hẹn ngày đó giờ đó sẽ lại gặp nhau tại cầu Waterloo này.
Ngày hẹn là một sớm mai trời hơi lạnh ,sương mù còn bảng lảng. Nàng chủ định đi sớm hơn giờ hẹn, người đi đường còn thưa thớt trên hành lang cầu, áo mũ che gần kín người.Từng đoàn xe nhà binh bật đèn đi khá nhanh. Bao nhiêu kỷ niệm vui buồn chợt hiên về trong óc nàng, nước mắt từ từ chảy xuống làm mắt nàng có lúc nhòe đi. Nhìn đồng hồ và nàng đã có chủ định. Nàng đi dần ra gần sát mép vỉa hè, nước mắt không ngừng lã chã tuôn roi. Ánh đen ô tô loang loáng chiếu trên mặt nàng. Chợt nàng chạy ra trước mũi một chiếc xe vừa lao tới. Có tiếng va đập mạnh và nàng bắn tung lên rồi ngã lăn ở giữa đường. Người lái xe bật cửa chay ra đồng thời nhiều người từ các xe khác cũng kéo tới. Vivian thân hình rúm ró bất tỉnh, máu không ngưng tuôn ra từ các vết thương. Xe cứu thương đến Vivian được đưa lên trong tình trạng bất tỉnh máu chảy ướt các vết thương được băng bó vội vàng.
Khi cánh cửa xe cứu thương đang đóng lại và rồ máy cũng là lúc Bob vừa tới. Xe cứu thương lăn bánh xa dần. Bob đến chỗ xảy ra tai nạn. Chỉ còn một vét thâm đen loang lổ trên mặt đường ở nơi Vivian ngã xuống. Xa hơn một chút chàng chợt nhìn thấy một vật gì đó quen quen. Ra nhặt vật đó lên chàng nhân ra con búp bê nhỏ bằng nhựa mà Bob đã tặng nàng khi mới gặp. Đứng tựa vào thành cầu với con búp bê nhựa trong tay chàng cúi đầu buồn bã. Trong tai chàng giai điệu của bản nhac mà chàng và nàng đã nghe trong lần khiêu vũ cung nhau lần đầu nhè nhẹ vang lên mơ hồ.
(Ghi chú của Mai Thế Trạch. Tôi từng nghe kể khi phim này chiếu ở Hà Nôi những năm 50 có nhiều các bà, các cô xem đi xem lại đến 5-6 lần, lần nào cũng thương cảm khóc hết nước mắt ! Phim làm năm 1940 nên tôi ước ao chú Micro đã được xem)
VĨ THANH
Khi viết bài báo để tưởng niệm và giới thiệu một cây bút có tài, có duyên là Micro của Ngọ báo ( chỉ hoạt động thời gian ngắn cuối năm 20 đến giữa năm 30) tôi gặp rất nhiều khó khăn. Không có tài liệu tra cứu kể cả từ gia đình của ông mà hiên nay tôi không biết ở đâu.
Nhưng tôi biết tờ Ngọ báo có phụ trương xi nê, có bình luận viên hay viết về xi nê dưới bút hiệu Micro, và phụ trương xi nê có chuyên mục Cháo vịt. Không có một số Ngọ báo nào tôi có thể truy cập dù là trên mạng.
Ngoài ra tôi hoàn toàn phải hư cấu. Mong rằng bạn nào muốn nghiên cứu kỹ hơn về Ngọ báo, về biên tâp viên Micro nên tra cứu các tài liệu Lịch sử nghề báo, Ngọ báo tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hay TP.HCM.
Nghệ thuật thứ bảy, kỹ thuật điện ảnh ngày nay đã đạt được nhiều thành tích rực rỡ mà cách đây 30-40 năm chúng ta khó hình dung nổi. Chỉ cần Micro sống thêm đến những năm 60-70 của thế kỷ trước chắc chắn ông đã để lại cho chúng ta những tài liệu quý giá cho những người yêu thích hoặc muốn tìm hiểu về Điện ảnh.
Đăng bởi Mai Thế Trạch tháng 12/2015
Vua hề Charlot |
Từ trên xuống Chico, Harpo, Groucho và Gummo |
Anh gầy Laurel & anh mập Hardy |
Tarzan (1934) |
Bài liên quan :
-
Tội trạng cô Vũ thị Cúc ( Ngô Tất Tố -
Tạp văn)
-
Tội trạng bà chúa Hàng Trống ( Ngô Tất Tố - Tạp văn)
-
Báo Vịt Đực số 22, 23/tháng
-
11/193http://chuyencuachi.blogspot.com/2013/04/bai-bao-ve-phien-toa-xu-vu-giet-nguoi.html
-
http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=WKrB19381123
và sưu tầm trên Internet,
Wikipedia (Anh, Pháp, Việt).Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Cho tôi sống lại một ngày
Mùa Thu Paris, tháng 7 còn nắng vàng sôn
sao như biển.
Mùa Thu Bắc Việt Nam tháng 8 nắng cũng
vàng
nhưng dịu hơn và gió đã se se lạnh...
Trần Ngọc Kim (Paris
195…) nhớ lại
Cho tôi sống lại một
ngày
Nắng vàng làm biển bụi trắng dâng triều
Tiếng hát muôn vàn con
người nô lệ
Tưng bừng vang trong không
gian
Trên hè đường,
Ngoài góc phố
Nơi quán chợ
Ngoài góc phố
Nơi quán chợ
Dưới máy nước,
Chân cột đèn,
Nơi xưởng thợ
Cung điện Louis XVI
Ngục Bastille,
Cả Paris
Và cả miền xa xôi đồng ruộng
Nơi xưởng thợ
Cung điện Louis XVI
Ngục Bastille,
Cả Paris
Và cả miền xa xôi đồng ruộng
Tiếng hát tự do
Tiếng hát đấu tranh
Tiếng hát đấu tranh
Tiếng hát xây nhân loại
…
Đã phá tan một địa ngục
(1)
Đã lật đổ một hoàng
thành
Đã xô ngã một ngai vàng
quân chủ (2)
Cứu con người khỏi vũng
máu hôi tanh
Cho tôi sống lại một ngày
Tôi người đã hát những thu qua :
Đoàn quân Việt Nam đi...
Tôi người ngả nghiêng một thế giới lao tù.
Ý Tự do, Bác ái, Công bình (3)
Được gửi gắm trên ngọn
cờ Dân chủ
Chúng tôi chào Cách Mạng
Chúng tôi chào Cách Mạng
Cho tôi sống lại một ngày
Tôi người đã hát những thu qua :
Đoàn quân Việt Nam đi...
Tôi người ngả nghiêng một thế giới lao tù.
Thuở ấy
Cũng như anh
Cũng như anh
Tôi tuốt gươm đứng dậy
Cũng như Anh, tôi mang
hồn Tháng Bảy
Làm mùa Tháng Tám nơi đây
Làm mùa Tháng Tám nơi đây
Cũng như Anh tôi không
muốn sống đọa đầy
Không muốn sống ở trong
vòng trói buộc,
không muốn sống ở trong
vòng nhơ nhuốc
Ngàn năm U tối - Cũng như Anh
Cho tôi sống
lại một ngày
Có nắng vàng Paris
Có heo may Hà Nội
Tiếng hát Tháng Tám vẳng đâu đây
Sao chưa vọng trong lòng người Tháng Bảy
Sao chưa vọng trong lòng tôi chút mấy?
Bàn tay-chờ không thấy một bàn tay !
Cho tôi sống lại một ngày.
Có nắng vàng Paris
Có heo may Hà Nội
Tiếng hát Tháng Tám vẳng đâu đây
Sao chưa vọng trong lòng người Tháng Bảy
Sao chưa vọng trong lòng tôi chút mấy?
Bàn tay-chờ không thấy một bàn tay !
Cho tôi sống lại một ngày.
Chú thích Mai Thế Trạch :
- (1)Địa ngục ở đây ám chỉ nhà ngục Bastille bị lực lượng cách mạng nhân dân Paris đánh chiếm ngày 14 tháng 7 năm 1789. Ngày này sau được coi là ngày quốc khánh nước Cộng Hòa Pháp.
- (2) Ngai vàng quân chủ chỉ Vua Louis XVI.
- (3)Tự do, Bác ái , Công bình khẩu hiệu chính thức là Tự do, Bình đẳng , Bác ái (Liberté, Égalité, Fraternité) bắt nguồn từ Điều 1 Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân năm 1789.
Bản này đã sửa chữa theo Trần Ngọc Kim 08/12/2015
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
NGỌ BÁO (1)
XUẤT BẢN & ĐÌNH BẢN
Tháng 6 năm 1927 cụ Bùi Xuân Thành và con trai là ông Bùi Xuân Học, cho xuất bản tờ Hà Thành ngọ báo. Tòa báo đặt
tại nhà số 24T Gia Long (còn được gọi là Hàng Giò (?) tức phố Bà
Triệu ngày nay) xế xế đền Vũ Thạch bên kia đường.
B=bis tức 2, T=ter tức 3 : là cách xếp thứ tự số nhà khi có những nhà mang cùng một số trong một phố nào đó.
B=bis tức 2, T=ter tức 3 : là cách xếp thứ tự số nhà khi có những nhà mang cùng một số trong một phố nào đó.
Khởi
đầu nhật báo mang tên là Hà thành nhật
báo sau mới rút gọn thành Ngọ báo.
Năm 1929, ông Hoàng Tích Chu (1897-1933) người đã sang Pháp học nghề
viết báo, được mời về làm
chủ bút. Phần trình bày do ông Đỗ Vân, người cũng đi học nghề in báo ở
Pháp về phụ trách, thực hiện với mục đích gây hấp
dẫn, ấn tượng mạnh cho người đọc.
Hoàng Tích Chu đã cách tân tờ báo toàn diện về cả hình thức lẫn
nội dung. Về nội dung, ông thực hiện một văn phong cô đọng, rút gọn tối đa câu
chữ, rút ngắn toàn bộ những thể loại như tiểu phẩm, xã thuyết, thời luận, tránh
hết sức lối văn biền ngẫu.
Ở trang nhất, cột 1 bao giờ cũng có một bài xã thuyết (xã luận)
do chính chủ bút chịu trách nhiệm viết bàn về những vấn đề đang được dư luận
quan tâm. Cột 2 đưa những tin sốt dẻo, cô đọng, được đặt tít giật gân cỡ lớn,
kích thích trí tò mò của độc giả như "Thi gan với xe lửa bị húc vỡ bong
bóng", "Một ông Tây chủ đồn điền bắn nhầm chết con ông Chánh
Tổng"...
So
sánh với báo ngày nay thấy sự phong phú không thua kém. Có chăng chỉ kém về số
trang dành cho quảng cáo ít hơn bây giờ thôi.
Ngọ
báo cũng tạo nhiều mục mới lạ do được nhiều văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng tham gia. Báo
lập ra những vị trí, phụ trương riêng
khi có những mục quan trọng như : truyện đăng nhiều kỳ (feuilleton), Thể thao,
Xi nê ma mà báo gọi là “Nghệ thuật thứ
bảy”. Chính những mục đó lại được đông dảo người xem yêu thích , như bây
giờ gọi là ‘câu view’. Thực ra xã hội cũng vẫn còn có những tin vặt vãnh không
đáng kể nữa chứ ! Những mẩu tin đó trong nghề báo gọi là “tin chó chết, hay xe cán chó” chỉ đăng khi thiếu bài, lấp chỗ trống
hoặc để dành cho mấy biên tập viên mới vào nghề, và đăng ở những trang hay cột
không quan trọng.
Nhờ
có feuilleton, không chỉ riêng của Ngọ báo, mà tôi được biết đến các chuyện
kiếm hiệp cổ như Chinh Đông, Chinh Tây,
Ngũ hổ bình Liêu v..v với các nhân vật Tiết
Nhân Quí, Phàn Lê Hoa, Tiết Đinh Sơn ; các câu chuyện ly kỳ như Tiết Giao đoạt ngọc, Tiết Đinh Sơn (Quý ?) nhất bộ nhất bái
đi mời Phàn Lê Hoa về giúp phá giặc, Hồ
Nguyệt cô hóa cáo v.v…
Trong
số các trang phụ trương, tôi thích nhất trang Nghệ thuật thứ bảy sẽ nói sau.
Các
văn nghệ sĩ dã viết cho Ngọ báo có :
Văn :
Thanh Châu
Phùng Tất Đắc
Phan Trần Chúc
Vũ Trọng Phụng
Thơ :
J.Leiba (Lê Văn Bái)
Ngân Giang (nữ)
Thường các văn, thi sĩ đồng
thời viết cho nhiều tờ báo chỉ trừ một số trường hợp đăc biệt như các ông
Hoàng Tich Chu (chủ bút), Đỗ Vân (phụ trách in ấn) thì cộng tác lâu năm hơn. Nhưng
đến năm 1929 thì hai ông H.T.Chu và Đỗ Vân cũng thôi không còn cộng tác với báo
nữa.
Điều đáng sợ nhất cho nghề báo là bị kiểm duyệt.
Chế độ kiểm duyệt báo chí được áp dụng ít nhiều
tùy vào văn hóa và chính thể ở mỗi nơi. Ở những nước Tây Âu vàBắc Mỹ thì mức độ kiểm duyệt gần như không có
hoặc rất ít. Tại VN chế độ kiểm duyệt có ngay từ thời thực dân Pháp
bắt đầu ở nước ta. Kiểm duyệt không đáng kể hay gắt gao cũng tùy là thời bình
hay thời chiến, việc đánh giá là vi phạm hành chính hay có yếu tố chính trị.
Ngoài việc phải làm hài lòng chính quyền Bảo hộ,
báo chí thời đó còn phải tránh không có nội dung chỉ trích hay bất kính với giới
sĩ lại và triều đình Huế vì sẽ bị ghép vào tội "phạm thượng" (lèse majeste). Vì vậy
một tờ báo được phép lưu hành ở Nam Kỳ vẫn có thể bị cấm ở ngoài Trung hoặc Bắc
Kỳ vì hai xứ này, ít ra trên danh nghĩa vẫn thuộc hoàng triều nhà Nguyễn.[1] Trường hợp báo Trung lập năm 1933 vì dám đăng một bài báo gọi vua Bảo Đại là "thằng Trời"
liền có lệnh đình bản. Tờ Ngọ báo và Phong hóa năm
1936 cũng bị kỷ luật khi đăng bài châm biếm nạn tham quan.[3] ([3] theo Ho Tai, Hue-Tam. tr 286-7).
Một tờ báo bị kiểm
duyệt có thể bị cắt xén đoạn ‘nhậy cảm’, hay hủy toàn bộ bài, gọi là ‘đục bỏ’ thậm
chí cấm phát hành toàn bộ số báo đó. Cấm phát hành thì gọi là đình bản, thời
gian đình bản cũng thay đổi ngắn tùy theo mức độ nhận định của cơ quan kiểm
duyệt.
Tờ Ngọ báo bị đình bản
năm 1936 như nói trên không rõ hạn định thời gian bao lâu tôi chưa tìm hiểu
được.
Đăng bởi Mai Thế Trạch tháng 11/2015
Hoàng Tích Chu |
Tài liệu tham khảo :
- Viết theo trí nhớ
- https://vi.wikipedia.org/w/index.php?search=ng%E1%BB%8D+b%C3%A1o&title=%C4%90%E1%BA%B7c_bi%E1%BB%87t%3AT%C3%ACm_ki%E1%BA%BFm&fulltext=1
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BB%83m_duy%E1%BB%87t_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)